Nghiên cứu chế độ tưới và kỹ thuật tưới hợp lý cho cây lúa

Mục đích của việc nghiên cứu là (i)xác định được chế độ tưới hợp lý cho cây lúa theo phương pháp canh tác cải tiến SRI và theo phương pháp canh tác truyền thống; (ii)Xác định được phương pháp canh tác hợp lý đối với cây lúa.

                                                              Nhóm nghiên cứu Trung tâm tư vấn PIM

I. Đặt vấn đề

Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho lúa được khởi xướng từ đầu những năm 80 ở miền Nam Trung Quốc. Sau này Viện lúa quốc tế (IRRI) hình thành các chương trình nghiên cứu và tổ chức thí nghiệm ở nhiều quốc gia đặc biệt là Châu Á. Đối với Việt Nam việc thí nghiệm tưới tiết kiệm nước cho lúa hầu hết được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Kỹ thuật tưới tiết kiệm có sự khác biệt cơ bản với phương pháp tưới truyền thống là giữ một lớp nước mỏng trên ruộng và thực hiện nhiều thời gian để khô.

II. Mục tiêu đề tài

– Xác định được chế độ tưới hợp lý cho cây lúa theo phương pháp canh tác cải tiến SRI và theo phương pháp canh tác truyền thống.

– Xác định được phương pháp canh tác hợp lý đối với cây lúa.

III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1, Đối tượng nghiên cứu

– Chế độ tưới nước hợp lý

– Phương pháp canh tác: Vùng thí nghiệm được chia thành 2 phương pháp cấy:

+ Phương pháp canh tác cải tiến SRI: cấy mạ non (8-15 ngày), thưa và ít dảnh.

+ Phương pháp canh tác truyền thống: cấy dày và nhiều dảnh.

2, Địa điểm và thời gian nghiên cứu

– Việc thực hiện tưới tiết kiệm nước cho cây lúa đang được triển khai và thực hiện tại thôn Hồng Giang – xã Đức Giang – Huyện Yên Dũng – Bắc Giang.

– Khu thí nghiệm tưới tiết kiệm nước cho lúa được xây dựng trên diện tích 0,5ha. Vùng thí nghiệm được chia thành 42 ô thí nghiệm, mỗi ô diện tích là 25m2, phần còn lại là vùng đệm và hệ thống kênh tưới, kênh tiêu.

– Hệ thống kênh tưới được lắp đặt bằng đường ống PVC, có một đường ống chính d48 và 3 đường ống nhánh d27, trước mỗi đường ống nhánh có đồng hồ đo nước.

– Mỗi ô thí nghiệm có 2 ống tiêu, nước được lấy từ ao thông qua trạm bơm.

– Thời gian nghiên cứu 2 năm: 2008-2009. Vụ xuân 2008 đã kết thúc và đang thực hiện tiếp vụ mùa 2008.

Hình 1: Khu thí nghiệm tưới tiết kiệm nước cho lúa

 3, Công thức thí nghiệm

Gồm 20 công thức và 2 lần nhắc lại, riêng ô S1 và T1 có 3 lần nhắc lại.

– Thí nghiệm tưới tiết kiệm cho phương pháp canh tác cải tiến SRI (system of rice intensification) gồm có 9 ô thí nghiệm và 1 ô đối chứng: S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9 và ô đối chứng DS và mỗi ô được lặp lại 2 lần, riêng S1 lặp lại 3 lần

– Thí nghiệm tưới tiết kiệm nước cho phương pháp canh tác truyền thống gồm có 9 ô thí nghiệm và một ô đối chứng: T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9 và ô đối chứng DT và mỗi ô được lặp lại 2 lần, riêng T1 lặp lại 3 lần.

– Thực hiện rút nước phơi ruộng cuối thời kỳ đẻ nhánh đối cới cả 2 phương pháp canh tác SRI và canh tác truyền thống

Cụ thể các công thức như sau:

i, Phương pháp giữ ẩm một thời gian độ ẩm 60% và 80%, gồm các công thức tưới S1, S2 và công thức T1, T2

ii, Phương pháp tưới xen kẽ ẩm và khô (độ ẩm 60% và 80%) gồm các công thức tưới S7, S8, S9 và T7, T8, T9.

iii, Tưới mực nước nông kết hợp ẩm và khô (độ ẩm 60% và 80%) ) gồm các công thức tưới S4, S5, S6 và T4, T5, T6.

iv, Tưới ẩm khô xen kẽ dài ngày gồm công thức tưới S3 và T3 (10 ngày ẩm và 7 ngày khô)

v, Ô ruộng đối chứng gồm công thức DS và DT

 4, Sơ đồ thí nghiệm

Việc sắp xếp và bố trí ô thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp bốc hoàn toàn ngẫu nhiên. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được minh họa như hình 2:

Hình 2: Sơ đồ bố trí khu thí nghiệm tưới tiết kiệm nước cho lúa

Ghi chú: Sab, Tab, DSx, DTx là những ô ruộng thí nghiệm

S: Theo SRI (kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến)

T: Theo phương pháp truyền thống

DS: Đối chứng theo SRI

DT: Đối chứng theo phương pháp truyền thống

a: Chỉ số ứng với mỗi công thức tưới S, T (a = 1÷9)

b: Chỉ số lặp của từng công thức tưới S, T

x: Chỉ số lặp của công thức tưới DS và DT.

5, Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu

5.1 Chỉ tiêu theo dõi

5.1.1 Các chỉ tiêu về nước

– Theo dõi mực nước trên ruộng hao hàng ngày (bốc hơi + thấm đứng)

– Theo dõi độ ẩm trên ruộng

5.1.2 Các chỉ tiêu về cây trồng

– Thời gian sinh trưởng của cây lúa, theo dõi theo các giai đoạn:

+ Cấy – Bén rễ

+ Cấy – kết thúc đẻ nhánh

+ Cấy – trỗ bông

+ Cấy – Chín

– Theo dõi số nhánh đẻ

– Theo dõi số bông trên khóm (số bông/m2)

– Năng suất

5.2 Phương pháp lấy mẫu

5.2.1. Chế độ nước

– Mực nước hao hàng ngày được theo dõi bằng thước đo đặt trên mặt ruộng tại mỗi ô thí nghiệm và được theo dõi hàng ngày vào thời điểm từ 16-17h hàng ngày.

Mực nước hao = MN ngày trước – MN ngày sau 

Hình 3: Sơ đồ mực nước hao hàng ngày

– Theo dõi độ ẩm

Đuợc theo dõi bằng máy đo độ ẩm số hiệu Model M300 với độ chính xác +/-2% và được theo dõi hàng ngày trên những ô ruộng rút nước cần được theo dõi độ ẩm như sơ đồ tưới mẫu.

5.2.2 Chỉ tiêu cây trồng

– Thời gian sinh trưởng: Theo dõi ngày cấy, ngày bén rẽ, ngày kết thúc đẻ nhánh (trỗ 10%), ngày chín (trỗ + 30 ngày)

– Khả năng đẻ nhánh: theo dõi ở giai đoạn đẻ nhánh, trỗ bông, chín tại mỗi ô ruộng.

– Theo dõi về năng suất: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm xuốt phơi khô cân năng suất (tạ/ha)

IV. Kết quả nghiên cứu

Hình 4: Khu thí nghiệm 1 ngày sau cấy

Hình 5: Khu thí nghiệm 26 ngày sau cấy

Hình 6: Khu thí nghiệm 37 ngày sau cấy

Hình 7: Khu thí nghiệm 57 ngày sau cấy

Hình 8:Theo dõi số nhánh đẻ ô ruộng S

Hình 9: Theo dõi số nhánh đẻ ô ruộng T

Hình 10: Theo dõi số nhánh đẻ ô ruộng T và S

Hình 11: Theo dõi số nhánh đẻ ô ruộng T và S

Hình 12: Khu thí nghiệm 81 ngày sau cấy Hình 13: Khu thí nghiệm 96 ngày sau cấy

(sẽ tiếp tục cập nhật)

Bài viết trước đó Hội thảo khởi đầu