Hiện trạng thực hiện PIM tại Việt Nam (Phần thực hiện khung chiến lược phát triển PIM)- Nguyễn Xuân Tiệp

Quá trình thực hiện Khung chiến lược phát triển PIM chịu sư tác động của nhiều khía cạnh, nhiều bên, nhiều cấp .. nên đã có cả những mặt tích cực và chưa tích cực. Bài viết đã phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và đưa ra các đề xuất nhằm thực hiện PIM hiệu quả hơn.

Nhà nước đã có chủ trương và các qui định các cơ chế chính sách đã được thể hiện trong các văn bản Luật và sau luật, các Nghị định , Quyết định, Thông tư hướng dẫn,..để thực hiện PIM

Tuy chưa tạo được khung pháp lý đầy đủ, nhưng từ yêu cầu của thực tế phát sinh và xuất phát từ lợí ich , trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên ngành , người dân đồng thuận là yếu tố đầu tiên để xác định ” hướng đi “và phát triển PIM .

Và thực tế đã khẳng định :Chính quyền các cấp (TW, địa phương ) quan tâm, phát huy được vai trò tích cực của cơ quan chuyên ngành, có sự đồng thuận cao của nông dân.. là cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện PIM

       

Nhìn lại : Từ những năm của thập kỷ 60 ở nông thôn đã có các tổ chức hợp tác, tổ đổi công , Hợp tác xã …và những năm đầu của thập kỷ 80 các mô hình chuyển giao ( phân cấp ) đã xuất hiện ở Bắc giang ( mô hình trạm bơm ),  Hà Tĩnh ( mô hình cống) Đắc lắc ( đầu tư và quản lý hồ chứa ) và sau những năm của thập ký 90 các tỉnh Tuyên quang, Thái bình, Hải phòng, Đắc Lắk, Lào Cai..đã thực hiện phân cấp, và cũng là thời điểm xuất hiện mô hình tư nhân tham gia quản lý KTCTTL  ( ở Thanh hoá, Hà tĩnh, Đắc lắc, Đồng tháp…)

Hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu long, nông dân đã thể hiện được vai trò cộng đồng tham gia vào công tác quản lý ( và cả xây dựng ) hệ thống kênh cấp 2 , cấp 3 .Nông dân đã coi đó là công việc của chính họ phải tự làm, không cần phải giao ( phân cấp ), họ đã tự não vét kênh, tự bơm ( hoặc thuê ) và dẫn nước đến ruộng trên địa bàn của họ. Nhà nước chỉ hỗ trợ ( phần đầu mối, kênh cấp I, làm chức năng tạo nguồn nước ), thực hiện được phương châm ” Nhà nước và nhân dân cùng làm “ .

Tuy nhiên quá trình phát triển “ các mô hình quản lý có sự tham gia của nông dân ” chịu nhiều ” tác động” ” can thiệp ” từ nhiều phía, nhiều bên. Vì vây, đòi hỏi phải có sự ràng buộc, điều chỉnh, khuyến khích thông qua cơ chế, chính sách , tạo khung pháp lý đảm bảo cho mô hình phát triển theo hướng bền vững (có tư cách pháp nhân, giao quyền, tự chủ tài chính..). Và từ 1995, thông qua dự án trợ giúp kỹ thuật  TA – 1968 và 1869 ( ADB1) đã nhận ra sự cần thiết phải soạn thảo văn bản ” Khung chiến lược Pháp triển PIM ” và “Hướng dẫn thành lập tổ chức HTDN “

Sau 5 năm, cùng với tư vấn của các bộ ngành, liên quan, các tổ chức quốc tê ( ADB, WB ) các tổ chức NGOs, tháng 12 năm 2004 Bộ NN và Phát triển nông thồn đã ban hành thông tư 75 và Khung chiến lược phát triển PIM, kèm theo một Lộ trình thực hiên PIM trên phạm vi toàn quốc …