HỘI NGHỊ “CHUYỂN GIAO QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ KỸ THUẬT TƯỚI CHO THÂM CANH LÚA HỆ THỐNG THỦY NÔNG CẦU SƠN – CẤM SƠN”

Ngày 01-6-2011, Trung tâm tư vấn PIM đã tổ chức Hội nghị chuyển giao quy quy trình vận hành và kỹ thuật tưới cho thâm canh lúa hệ thống thủy nông Cầu Sơn – Cấm Sơn cho Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác CTTL Cầu Sơn – Cấm Sơn. Đây là một trong các kết quả được úng dụng vào thực tế thuộc đề tài KHCN cấp Nhà nước do Trung tâm chủ trì.

1. Giới thiệu Hội Nghị

Hội nghị này nằm trong nội dung nghiên cứu của đề tài ”Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Mục tiêu của Hội nghị nhằm giới thiệu, thảo luận và chuyển giao về Quy trình điều hành phần mềm hệ thống thủy nông Cầu Sơn – Cấm Sơn và Kỹ thuật tưới cho thâm canh lúa.

2. Thành phần tham dự

– Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam

– Trung tâm Tư vấn PIM

– Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang

– Công ty TNHH MTV KTCTTL Cầu Sơn – Cấm Sơn

3. Nội dung và kết quả thực hiện mô hình

– Chuyển giao phầm mềm quản lý vận hành hệ thống thủy nông Cầu Sơn – Cấm Sơn:

Phần mềm  cho kết quả đầu ra là diện tích lúa, màu từng kênh cấp 2 và trên toàn hệ thống: mô phỏng lượng nước phân phối cho các khu tưới theo từng thời đoạn bằng đồ thị; hiện thị độ mở cống qua các công trình từng thời đoạn; hiển thị kết quả tính điều tiết hồ Cấm Sơn bằng đồ thị. Các trạm bơm đầu mối và các trạm lấy nước từ hệ thống kênh thì được tính ra số máy bơm hoạt động theo các thời đọan tính.

Kết quả mô hình cho thấy diện tích được tưới vụ xuân đạt 15.614,2 ha tăng 1.920,5 ha so với diện tích nghiệm thu hợp đồng giữa công ty TNHH MTV KTCTTL Cầu Sơn – Cấm Sơn với địa phương. Hiệu quả sử dụng nước tăng 14,02%.

Ths. Phạm Thịnh trình bày ”Hướng dẫn sử dụng chương trình DHHT Cầu Sơn – Cầm Sơn”

– Kỹ thuật tưới cho thâm canh lúa:

Mô hình đã đưa ra được quy trình giồm nhiều các biện pháp thâm canh khác nhau: tuổi mạ khi cvấy, làm đất cấy, khoảng cách cấy, sử dụng phân bón, làm cỏ sục bùn và quản lý nước mặt ruộng. Mô hình tập trung đi sâu vào quy trình quản lý nước mặt ruộng: Lượng nước từ khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh dao động 0 – 3 cm, giai đoạn làm đòng đến chín khoảng 14 ngày tưới một lần (nếu không mưa)

Kết quả mô hình cho thấy lượng nước tiết kiệm: 20%, năng suất tăng 6 – 11%, giảm vốn đầu tư nhờ giảm giống và thuốc bảo vệ thực vật, giảm tác động đến môi trường nhờ sử dụng ít thuốc trừ cỏ, trừ sâu.

Ks. Trần Việt Dũng trình bày ”Kỹ thuật tưới cho thâm canh Lúa”

4. Kết luận Hội Nghị

Tổng hợp các ý kiến trao đổi, thảo luận:

1, Quy trình vận hành hệ thống thủy nông Cầu Sơn – Cấm Sơn có ý nghĩa, mang lại hiệu quả cao về công tác quản lý vận hành

2, Trong quá trình triển khai thực tế áp dụng, cần phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị vận hành (Công ty TNHH MTV KTCTTL Cầu Sơn – Cấm Sơ) và đơn vị nghiên cứu mô hình (Trung tâm Tư vấn PIM), những vấn đề chưa rõ và thiếu sót cần được bổ sung và sửa chữa cho phù hợp với thực tế vận hành.

3, Kỹ thuật tưới cho thâm canh lúa mang lại hiệu quả cao tại mặt ruộng, cần phải được nhân rộng và áp dụng trên phạm vi rộng. Cần xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống thủy nông nội đồng nhằm tưới tiêu một cách chủ động.

KS. Trần Việt Dũng

Một số hình ảnh về Hội nghị