Hội nghị thẩm định nội dung đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Thái Bình

Tác giả: Hà Thị Thu, Nguyễn Lê Dũng

Ngày 12/03/2020, Sở KH&CN tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị thẩm định nội dung đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Thái Bình. Đề tài do Trung tâm tư vấn PIM chủ trì thực hiện.

Hội nghị do ông Nguyễn Văn Dực, Phó Giám đốc sở KH&CN tỉnh Thái Bình chủ trì. Tham dự hội nghị có Hội đồng khoa học gồm Ông Mai Đức Học – Trưởng phòng CNTT – Cơ yếu, Văn phòng tỉnh ủy, Chủ tịch hội đồng; các Ủy viên phản biện gồm: Ông Hoàng Phương Bắc, Trưởng khoa CNTT – Trường Đại học Thái Bình; Ông Đào Trọng Biên, Trưởng bộ môn Tin học – Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình,  phản biện; và các ủy viên hội đồng đến từ các đơn vị trong và ngoài tỉnh. Sở KH&Cn Thái Bình cũng cử đại diện các phòng, ban chuyên môn tham dự họp. Về phía Trung tâm tư vấn PIM có ông Đặng Minh Tuyến – PGĐ Trung tâm PIM; Ông Nguyễn Lê Dũng – Chủ nhiệm đề tài, Ông Bùi Duy Chí – Thư ký đề tài.

Tại hội nghị Trung tâm tư vấn PIM đã trình bày sự cần thiết, mục tiêu và các nội dung chính của đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Thái Bình.

Mục tiêu nội dung chính của đề tài:

  • Đánh giá hiện trạng tổ chức quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai trên nền tảng WebGIS có chức năng chính:
    • Số hóa, đồng bộ dữ liệu về hiện trạng công trình có thể khai thác và sử dụng trực tuyến trên Internet;
    • Kết nối trực tiếp với hệ thống vận hành và quan trắc thời gian thực ngoài thực địa tại một số vị trí thí điểm.

   Thực tế hiện nay, việc quản lý, sử dụng nước ở VN còn rất nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng nước thấp. Theo các nghiên cứu của Viện KHTLVN và các nhà khoa học thế giới thì năng suất nước ở Việt Nam hiện nay thuộc diện thấp nhất thế giới, chỉ đạt 2,37 USD/m3; so với trung bình của thế giới là 19,42 USD/m3 (gấp 8,2 lần so với Việt Nam); mà một trong những lý do là sử dụng nước kém hiệu quả do công tác quản lý, vận hành, phân phối nước trên hệ thống còn nhiều hạn chế. Kết quả của nghiên cứu này có thể góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành phân phối nước và khả năng dự báo, cảnh báo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phòng chống thiên tai.

   Nhìn chung, đề tài là rất thiết thực trong bối cảnh mà thuật ngữ Cách mạng Công nghiệp 4.0 dần trở nên quen thuộc, trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, đây là nghiên cứu ứng dụng rất cần thiết đối với lĩnh vực quản lý công trình thủy lợi trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, phân phối nước phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, phòng chống thiên tai, đặc biệt là hạn hán. Kết quả của đề tài cũng hỗ trợ tốt cho việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP của Chính Phủ.

Sau khi nghe phần trình bày từ phía đơn vị chủ trì, Hội đồng thẩm định đã đưa ra nhiều góp ý, nhận xét đóng góp cho việc hoàn thiện nội dung của đề tài. Một số ý kiến chính như sau:

  • Về mục tiêu: đề tài có mục tiêu phù hợp với nôi dung yêu cầu;
  • Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng cơ bản phù hợp tuy nhiên cần bổ sung thêm đánh giá hiện trạng công tác vận hành, phân phối nước trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất những giải pháp phù hợp cho địa phương;
  • Các sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng được yêu cầu, khả năng công bố trên tạp chí KHCN là khả thi;
  • Khả năng ứng dụng của đề tài cao, phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tiễn công tác quản lý thủy lợi ở địa phương;
  • Phương án phối hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sử dụng kết quả phù hợp với nội dung nghiên cứu;
  • Cơ quan chủ trì đề tài là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiêm cứu về thể chế, chính sách; mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi có sự tham gia của người dân.

   Thay mặt cho Hội đồng Ông Mai Đức Học đánh giá cao sự chuẩn bị, các báo cáo rõ ràng chi tiết của Trung tâm tư vấn PIM, đã đi vào giải quyết đúng nhu cầu cần thiết của địa phương. Hội đồng thẩm định cũng ghi nhận tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của đơn vị thực hiện, trong thời gian ngắn đã tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, không chỉ đưa ra những sản phẩm có chất lượng giải quyết được vấn đề đặt ra mà còn đảm bảo đúng tiến độ. Hội đồng thẩm định đã chám điểm và thống nhất thông qua thuyết minh với điểm trung bình: 79,57.

Tại hội nghị, ông Đặng Minh Tuyến – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn PIM, đã đại diện cho đơn vị chủ trì hội nghị phát biểu, và cam kết sẽ ưu tiên bố trí thời gian cho các cán bộ thuộc nhóm nghiên cứu tập trung thực hiện đề tài, đảm bảo tiến độ đề ra.

   Sau khi nghe các bên góp ý, thảo luận của các bên, ông Nguyễn Văn Dực đã kết luận đề tài có tính khả thi, hồ sơ tham gia tuyển chọn đã bám sát yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, đơn vị chủ trì cần tiếp thu, sửa đổi nội dung theo góp ý của Hội đồng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở KH&CN Thái Bình.

Lãnh đạo Sở KN&CN Thái Bình cũng cám ơn các thành viên hội đồng, đơn vị chủ trì cùng toàn thể hội nghị đã tham dự hội nghị, và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của  của UBND tỉnh Thái Bình nói chung và Sở KH&CN Thái Bình nói riêng về phòng chống dịch Covid-19.

Hội nghị đã thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh trong hội nghị: