Bài báo này trình bầy một số giải pháp cải thiện dịch vụ quản lý thủy nông để nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông
PGS.TS Trần Chí Trung
Trung tâm tư vấn PIM
1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vừa phải đảm bảo lương thực cho lượng dân số ngày càng gia tăng vừa phải đảm bảo nâng cao giá trị gia tăng trước sức ép của sự cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện có ít đất và ít nước hơn do tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhận thức được các rủi ro đó, Chính phủ đã và đang đề ra nhiều chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp của Chính phủ tạo điểm nhấn cho nâng cao năng suất nước nông nghiệp trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng. Thực hiện tái cơ cấu Nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của ngành, đồng thời đặt nó trên một cơ sở bên vững với môi trường mạnh mẽ hơn. Tính bền vững của đầu tư được giải quyết bằng cách tập trung vào phục hồi chi phí thông qua đầu tư tài trợ các công trình đa mục đích đáp ứng các nhu cầu nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp, khuyến khích đầu tư ngành tư nhân và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các tổ chức dùng nước vào công tác vận hành và bảo dưỡng (O&M) hệ thống.
Hiện nay hơn 70% lượng tài nguyên nước được sử dụng cho nông nghiệp, nếu ngành này sử dụng nước kém hiệu quả thì sẽ trở thành một mối đe dọa cho công cuộc phát triển kinh tế và xã hội. Vấn đề nâng cao hiệu suất dùng nước trong nông nghiệp (đem lại sản lượng lớn hơn trên một đơn vị nước) và tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong bối cảnh cạnh tranh sử dụng nước ngày một tăng cho sinh hoạt và công nghiệp. Điều này sẽ cho phép tăng lượng nước từ một hệ thống lưu vực có thể được sử dụng cho các nhu cầu khác như công nghiệp, sinh hoạt và môi trường
Xu hướng ngày càng tăng ở các tỉnh trong vùng dự án là trồng các loại cây có giá trị cao như cà phê, hạt tiêu, trái cây và rau quả. Do vậy cần áp dụng cách tiếp cận hiện đại hóa thủy lợi để cải thiện chất lượng dịch vụ tưới tiêu, đảm bảo “công bằng, tin cậy, linh hoạt” đáp ứng nhu cầu của các mô hình canh tác mới. Hiện đại hóa bao gồm cả những thay đổi cơ bản về biện pháp công trình cũng như quản lý. Theo đó, để hiện đại hóa cần áp dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống, có chẩn đoán (xác định các mặt hạn chế và nút thắt trong một hệ thống) nhằm xác định được các biện pháp can thiệp thích hợp để đạt được mục tiêu là gia tăng sản lượng trong điều kiện cắt giảm lượng nước có sẵn.
Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp đã tạo điểm nhấn cho nâng cao năng suất nước nông nghiệp trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng, do vậy, cải thiện tính linh hoạt của nguồn cung cấp để khuyến khích đa dạng hóa cây trồng, nhằm giảm diện tích lúa và các loại cây trồng sử dụng nhiều nước; tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ ít nước chính là để thực hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện BĐKH. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá trong khuôn khổ Dự án WEIDAP (ADB8) được thực hiện ở 5 tỉnh, bao gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông, bài báo này trình bầy một số giải pháp cải thiện dịch vụ quản lý thủy nông để nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên
2. Tình trạng hạn hán và quản lý dịch vụ tưới ở vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên
2.1 Tình trạng hạn hán
Theo Tổng cục Thủy lợi, kể từ năm 2012 đến nay, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ thường xuyên xảy ra hạn hán, đây là giai đoạn khô hạn nhất trong 40 năm. Trong năm 2015, chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên, ước tính có 60.000 ha đất nông nghiệp mất mùa với các mức độ khác nhau; đáng lưu ý hơn khi khu vực này chiếm tới 98% các diện tích cà phê, và 20-30% các vùng trồng cao su, hồ tiêu, điều và chè của cả nước.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhưng một trong những nguyên nhân chính được xác định là do tác động của BĐKH gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự thay đổi về chế độ mưa, nhiệt độ,… làm cho nhu cầu nước tăng cao trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nước. Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, ở khu vực Tây Nguyên, các hồ chứa thủy lợi đang có dung tích trữ thấp hơn thiết kế, đạt từ 50-60% dung tích thiết kế (DTTK), nhiều hồ thấp hơn cùng kỳ năm 2015. Trong đó, đa số hồ chứa nhỏ sẽ không đủ cung cấp cho giai đoạn cuối vụ Đông Xuân (vụ Hè Thu và vụ Mùa trong thời gian mùa mưa). Các hồ chứa thủy điện hiện có lượng nước trữ thấp hơn dung tích thiết kế, chủ yếu bổ sung nước cho khu vực Nam Trung Bộ (thuộc các lưu vực sông Ba-Bàn Thạch, sông Cái Phan Rang, La Ngà-Lũy). Hồ chứa thủy điện Buôn Tua Shra bổ sung nước cho một số vùng thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có mức trữ hiện tại là 356 triệu m3 (đạt 69% DTTK), thấp hơn so với cùng
kỳ năm 2015, do đó cần có kế hoạch điều tiết phù hợp với nhu cầu dùng nước cho hạ du. Khả năng hạn hán sẽ xảy ra ở những vùng hồ chứa nhỏ phụ trách và vùng ngoài công trình thủy lợi phục vụ tưới (có diện tích tương đối lớn), diện tích được tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi chỉ được 30% diện tích canh tác (cây trồng cạn được 21-25%, tùy theo địa phương và điều kiện nguồn nước của từng năm). Đến thời điểm này, ở vụ Đông Xuân năm 2015-2016, tổng diện tích phải dừng sản xuất là 2.865 ha (Gia Lai 2.650 ha, Đắk Nông 215 ha). Dự kiến, trong thời gian tới, diện tích bị hạn hán, thiếu nước khoảng 180.000 ha (Đắk Lắk 70.000 ha, Lâm Đồng 45.000 ha, Bình Phước 36.000 ha, Đắk Nông 22.000 ha, Kon Tum 5.000 ha, v.v); trong đó, riêng cây cà phê bị hạn khoảng 100.000 ha. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt khả năng xảy ra ở một số địa phương, nặng nhất là Đắk Lắk, khoảng 25.000 hộ bị ảnh hưởng (TCTL, 2016).
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Nam trung Bộ, hiện tại dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi từ Đà Nẵng đến Phú Yên đạt từ 60-80% dung tích thiết kế (DTTK); các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ đạt 30-50% DTTK; các hồ chứa thủy điện có dung tích trữ tương tự hoặc thấp hơn cùng kỳ năm 2015, một số hồ chứa có dung tích thấp là: Đại Ninh 71 triệu m3, đạt 28% so với DTTK; Hàm Thuận 334 triệu m3, đạt 64% DTTK; Sông Ba Hạ 37,59 triệu m3, đạt 22% DTTK; Ka Nak 114,29 triệu m3, đạt 40% DTTK (Tổng cục Thủy lợi, 2016). Do lượng nước của các hồ chứa bị thiếu hụt, một số tỉnh đã bị ảnh hưởng của hạn hán ngay từ vụ Đông Xuân 2015-2016. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi, đến thời điểm đầu tháng 3/2016, đã có tổng cộng gần 23.000ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước (Khánh Hòa 1.800ha, Ninh Thuận 5.770ha, Bình Thuận 15.400ha), trong thời gian tới sẽ có khoảng 3.000 ha lúa và cây lâu năm ở tỉnh Bình Thuận bị thiếu nước. Hạn hán sẽ tiếp tục kéo dài đến vụ Hè Thu 2016, dự kiến ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ có khoảng 40.000ha đất lúa phải dừng sản xuất (Khánh Hòa 10.000ha, Ninh Thuận 10.000ha, Bình Thuận 20.000ha).
Mặc dù Việt Nam tương đối được ưu đãi về tài nguyên nước, ở một số khu vực có những biến động theo mùa đáng kể với các mức lưu lượng dòng sông vào mùa khô giảm xuống khoảng 20-30% lưu lượng trung bình hàng năm. Tần suất và cường độ của các đợt khô hạn đã tăng lên trong những năm gần đây do thay đổi điều kiện khí hậu, đặc biệt là hiệu ứng El Nino, trong đó Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong số những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã trải qua một đợt hạn hán kéo dài từ năm 2012, khiến cho đây là giai đoạn khô hạn nhất trong 40 năm. Theo thống kê, trong năm 2015, ước tính có 60.000 ha đất nông nghiệp ở Tây Nguyên mất mùa với các mức độ khác nhau; một tác động đáng kể xem xét rằng khu vực này chiếm 98% các vùng trồng cà phê, và 20-30% các vùng trồng cao su, hồ tiêu, điều và chè của cả nước.
Ở khu vực Nam Trung Bộ: Do lượng nước của các hồ chứa bị thiếu hụt, một số tỉnh đã bị ảnh hưởng của hạn hán ngay từ vụ Đông Xuân 2015-2016. Theo Tổng cục Thủy lợi, đến thời điểm đầu tháng 3/2016, đã có tổng cộng gần 23.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước (Khánh Hòa 1.800ha, Ninh Thuận 5.770 ha, Bình Thuận 15.400 ha), trong thời gian tới sẽ có khoảng 3.000 ha lúa và cây lâu năm ở tỉnh Bình Thuận bị thiếu nước. Hạn hán sẽ tiếp tục kéo dài đến vụ Hè Thu 2016, dự kiến ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ có khoảng 40.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất (Khánh Hòa 10.000 ha, Ninh Thuận 10.000 ha, Bình Thuận 20.000 ha). Trong đó, theo kết quả điều tra, chỉ riêng huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, trong 2 năm (từ vụ hè thu 2014 đến nay) đã phải ngưng gieo trồng khoảng 12.500 ha lúa (Phòng Nông nghiệp Thuận Bắc, 2016). Tình trạng hạn hán, thiếu nước cho cây trồng sẽ ảnh hưởng đến các địa phương khác trong khu vực. Ngoài ra, nước sinh hoạt cho người dân bị thiếu hụt, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều là Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên.
Ở khu vực Tây Nguyên: Theo Tổng cục Thủy lợi, khu vực này mùa khô sẽ tiếp tục đến hết tháng 4/2016. Hiện tại, các hồ chứa thủy lợi đang có dung tích trữ thấp hơn thiết kế, đạt từ 50-60% DTTK, nhiều hồ thấp hơn cùng kỳ năm 2015. Trong đó, đa số hồ chứa nhỏ sẽ không đủ cung cấp cho giai đoạn cuối vụ Đông Xuân (vụ Hè Thu và vụ Mùa trong thời gian mùa mưa). Các hồ chứa thủy điện hiện có lượng nước trữ thấp hơn DTTK; tuy nhiên, chủ yếu bổ sung nước cho khu vực Nam Trung Bộ (thuộc các lưu vực sông Ba-Bàn Thạch, sông Cái Phan Rang, La Ngà-Lũy). Hồ chứa thủy điện Buôn Tua Shra bổ sung nước cho một số vùng thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có mức trữ hiện tại là 356 triệu m3 (đạt 69% DTTK), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015, do đó cần có kế hoạch điều tiết phù hợp với nhu cầu dùng nước cho hạ du. Ở Tây Nguyên, khả năng hạn hán sẽ xảy ra ở những vùng do các hồ chứa nhỏ phụ trách và vùng ngoài công trình thủy lợi phục vụ tưới (có diện tích tương đối lớn). Hiện nay, ở vùng Tây Nguyên, diện tích được tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi chỉ được 30% diện tích canh tác (cây trồng cạn được 21-25%, tùy theo địa phương và điều kiện nguồn nước của từng năm). Tính đến vụ Đông Xuân năm 2015-2016, tổng diện tích phải dừng sản xuất là 2.865 ha (Gia Lai 2.650 ha, Đắk Nông 215 ha). Dự kiến, trong thời gian tới, diện tích bị hạn hán, thiếu nước khoảng 180.000 ha (Đắk Lắk 70.000 ha, Lâm Đồng 45.000 ha, Bình Phước 36.000 ha, Đắk Nông 22.000 ha, Kon Tum 5.000 ha, v.v); trong đó, riêng cây cà phê bị hạn khoảng 100.000 ha. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng có nhiều khả năng xảy ra ở một số địa phương, nặng nhất là Đắk Lắk, khoảng 25.000 hộ bị ảnh hưởng (TCTL, 2016).
Không giống như bão lũ, những thiên tai xảy ra chậm như vậy sẽ không tác động lập tức đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, hạn hán gây mất mùa, suy giảm nguồn nước ngầm (nguồn nước uống quan trọng cho hầu hết các gia đình nông dân), nạn đói và (ở các khu vực ven biển) xâm nhập mặn- tất cả làm giảm thu nhập của nông dân và quét sạch khoản tiền tiết kiệm của gia đình. Điều này có thể đẩy những người nông dân mới đủ ăn đủ mặc trở lại cảnh nghèo đói, khiến họ có thể mất thêm hàng chục năm để lại thoát nghèo. Do biến đổi khí hậu, những đợt khô hạn kéo dài và lan rộng trong vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được dự báo sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
2.2 Hiện trạng quản lý dịch vụ tưới tiêu
Các công trình thủy lợi vừa và lớn đều do các công ty quản lý từ đầu mối đến cống đầu kênh của Tổ chức dùng nước (TCDN), kênh nội đồng và các công trình độc lập trong phạm vi một xã thì giao cho các TCDN quản lý.
Nhìn chung, các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ độc lập được cấp bù thủy lợi phí trực tiếp thì hoạt động ổn định hơn các tổ chức quản lý công trình nội đồng của các hệ thống thủy lợi lớn (không độc lập) do mức thu và tỷ lệ nộp TLP nội đồng của người sử dụng nước thấp, thậm chí một số nơi ở Bình Thuận, các tổ thủy nông gần như chỉ tồn tại trên giấy tờ, không thể hiện được vai trò trong quản lý, điều tiết nước trên hệ thống tưới nội đồng vì các tổ hợp tác này thiếu thốn toàn diện các điều kiện tối thiểu để hoạt động thực sự từ kinh phí cho hoạt động cho đến trụ sở, công cụ, thiết bị làm việc.
Sự yếu kém của các TCDN dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tưới tiêu, đặc biệt vào các thời điểm mùa vụ gieo trồng, hạn hán khi nhu cầu nước cao.
Năng suất sử dụng nước thấp do hệ thống kém hoàn chỉnh; tổn thất nhiều; công nghệ tưới tiết kiệm nước chưa phổ biến do suất đầu tư cao, thiếu hỗ trợ của nhà nước nên khó nhân rộng.
III. Đề xuất một số giải pháp cải thiện dịch vụ quản lý thủy nông để nâng cao hiệu quả sử dụng nước vùng Nam Trung Bộ
1. Quản lý tài sản, thu hồi chi phí và hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi.
Yêu cầu quản lý tài sản đóng vai trò nền tảng đối với dự án – cho thấy lợi ích của cách tiếp cận hiện đại hóa tưới và cho hiệu ích bền vững. Hoạt động này nhằm hiểu rõ cơ chế tài chính và tổ chức cho hoạt động vận hành bảo dưỡng nhằm đề xuất biện pháp tăng ngân sách và xây dựng kế hoạch bảo dưỡng.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy hiệu quả quản lý công trình thủy lợi của các công ty còn thấp do hạn chế về nguồn ngân sách cho duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng được giao. Phần lớn các công trình trong dự án bị xuống cấp do chậm trễ trong duy tu bảo trì hệ thống vốn được xây dựng kém, và không được bảo dưỡng thường xuyên. Mức độ dịch vụ của các hệ thống thủy lợi xuống cấp cần phải được thay đổi để cung cấp cho nông dân nguồn nước tưới đáng tin cậy sẽ cho phép họ chuyển đổi sang các cây trồng có giá trị cao.
– Do vậy cần áp dụng giải pháp quản lý tài sản, thu hồi chi phí và hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi. Các công ty cần kiểm kê tài sản (các hồ chứa, cửa điều tiết, kênh, trạm bơm, hệ thống đường ống …) lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử giúp cho việc phân bổ ngân sách bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thủy lợi. từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản và tình trạng sử dụng tại mỗi hệ thống thủy lợi tại các tiểu dự án và xác định một cơ chế cho phép lập kế hoạch bảo dưỡng tài sản, các thủ tục đánh giá tình trạng, xác định nhu cầu sửa chữa, nâng cấp và dự toán chi phí dựa trên yêu cầu thực tế.
2. Xây dựng phương pháp tính giá nước.
Việc chuyển từ phí sử dụng nước sang giá nước đã được thể hiện bằng thông tư số 280/2016/TT-BTC và Luật thủy lợi. Do vậy, xây dựng phương pháp xác định giá nước cho các mức độ dịch vụ tưới khác nhau là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện Luật Thủy lợi, coi nước là một loại hàng hóa, đầu vào của sản xuất nông nghiệp, đồng thời thông qua việc xác định giá thành nước và khả năng chi trả của từng đối tượng sử dụng là cơ sở để nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng sử dụng nước. Bên cạnh đó, việc tính phí phân phối nước được nhìn nhận như một cách để thu hồi chi phí đảm bảo đủ kinh phí cho việc bảo dưỡng và cũng là định hướng sử dụng nước hiệu quả.
Để xây dựng phương pháp tính giá nước cho các mức độ dịch vụ tưới khác nhau, cần phân tích, đánh giá kinh nghiệm và kết quả của các nước về phương pháp xác định giá dịch vụ thủy lợi cho nông nghiệp. Xây dựng phương pháp xác định giá dịch vụ tưới cho các đối tượng sử dụng/các loại cây trồng: Giá nước liên quan đến loại hình công trình; phương thức tưới; loại cây trồng/đối tượng sử dụng nước; thu nhập và khả năng chi trả của người dân.
Phương pháp xác định giá dịch vụ tưới được thực hiện theo các bước sau:
+ Đánh giá năng lực cấp nước và tình hình sử dụng, theo dõi việc cung cấp nước vào các khu tưới, mức tiêu thụ trong khu vực thí điểm.
+ Xác định chi phí liên quan trong việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
+ Phân tích chi phí đối với từng đối tượng sử dụng nước và mức chất lượng dịch vụ khác nhau.
+ Xác định khả năng chi trả của các đối tượng sử dụng nước; các loại cây trồng khác nhau.
+ Xây dựng khung tính phí và phân bổ nguồn nước, bao gồm các quy trình, thủ tục, xác định và phê duyệt mức phí (hàng năm), tổ chức thể chế và trách nhiệm, bao gồm cả một đánh giá rủi ro; Xác định phương pháp thu phí và hình thức thu phí.
Cần thí điểm áp dụng phương pháp tính giá dịch vụ tưới với các nhóm cây trồng chính trong phạm vi khu mẫu: cây ăn quả có giá trị cao hồ tiêu, cà phê, xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến thí điểm bao gồm chi phí cho các cán bộ vận hành và chi phí. Trên cơ sở đó, tổng kết xác định khung giá dịch vụ thủy lợi với các mức độ dịch vụ tưới khác nhau: giá dịch vụ công ích và giá dịch vụ (có hỗ trợ và không có hỗ trợ của nhà nước, theo mô hình đầu tư và quản lý (nhà nước/doanh nghiệp/người dân) cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
3. Xây dựngthí điểm mô hình PPP quản lý, vận hành hệ thống đường ống, hệ thống tưới tiết kiệm nước
Thực tế hiện nay ở các tỉnh vùng dự án đã có những mô hình tư nhân tham gia đầu tư, quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tưới cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao (cà phê, tiêu). Tuy nhiên, vai trò của nhà nước ở các mô hình này còn chưa được thể hiện rõ ràng dẫn đến các nhà đầu tư gặp khó khăn về mặt pháp lý đối với các công trình do họ bỏ kinh phí đầu tư, đặc biệt là trong vấn đề sở hữu và nhận các hỗ trợ từ nhà nước (như kinh phí cấp bù TLP). Do vậy, thí điểm cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong quản khai thác hệ thống đường ống, tưới tiết kiệm nước vừa là để nâng cao hiệu đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi vừa là cơ sở giúp nhà nước hoàn thiện các quy định liên quan đến hình thức PPP trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ nông nghiệp.
Xây dựng mô hình thí điểm áp dụng hình thức đối tác công tư (PPP) trong quản khai thác hệ thống tưới tiết kiệm nước, trong đó đơn vị tư nhân chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống trạm bơm hoặc hệ thống đường ống cấp nước tự chảy để cấp nước cho cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở đó, tổng kết mô hình để xây dựng các hướng dẫn thực hiện hợp tác công tư (PPP) cho vận hành vào bảo trì hệ thống, quản lý nước tưới; phương thức phân chia rủi ro, lợi ích giữa các bên liên quan, trách nhiệm của các bên.
4. Xây dựng, củng cố mô hình tổ chức quản lý hệ thống tưới tiết kiệm nước
Thực tế hiện nay hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi ở các tiểu dự án còn thấp. Một trong những nguyên nhân là sự hợp tác giữa công ty (IMC) và các tổ chức thủy lợi cơ sở chưa hiệu quả. Đặc biệt trong vùng dự án, các hệ thống tưới tiết kiệm nước ở các khu mẫu có nguồn nước được cấp từ các hệ thống thủy lợi do công ty quản lý. Do vậy tăng cường sự tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở với IMC trong xây dựng kế hoạch và giám sát kế hoạch phân phối nước là yêu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng cho các tiểu dự án
Hơn nữa, quản lý hệ thống tưới tiết nước là mô hình mới có những yêu cầu và đặc điểm khác với các tổ chức quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng sử dụng hệ thống kênh hở, do vậy cần thành lập, củng cố các tổ chức quản lý hệ thống tưới tiết kiệm nước và có những giải pháp để tăng cương năng lực cho các tổ chức quản lý hiệu quả hệ thống tưới tiết kiệm nước. Do vậy cần nghiên cứu, hõ trợ thành lập, củng cố các mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý hệ thống tưới tiết kiệm nước gắn với tổ chức sản xuất. Đồng thời cần nghiên cứu áp dụng cơ chế tăng cường sự tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở với các công ty trong xây dựng kế hoạch và giám sát kế hoạch phân phối nước để quản lý hiệu quả hệ thống thủy lợi nội đồng.
IV. Kết luận
Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp đã tạo điểm nhấn cho nâng cao năng suất nước nông nghiệp trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng, do vậy, cải thiện tính linh hoạt của nguồn cung cấp để khuyến khích đa dạng hóa cây trồng, nhằm giảm diện tích lúa và các loại cây trồng sử dụng nhiều nước; tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ ít nước chính là để thực hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện BĐKH.
Trong bối cảnh hiện nay, biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH là phối hợp hành động hướng tới việc nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước. các giải pháp cải thiện dịch vụ quản lý thủy nông để nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên giúp đạt được điều này thông qua tăng cường năng lực thể chế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hệ thống cung cấp nước và cải thiện hiệu quả sử dụng nước tại nội đồng (tính theo năng suất nước) phù hợp với các mục tiêu tài cơ cấu ngành nông nghiệp.