“Phục sâm” cho các công trình thuỷ lợi

Hệ thống các công trình thuỷ lợi ở ĐBSH đang ở độ tuổi “lên lão” và xuống cấp trầm trọng. Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, bệnh “già” của các công trình thuỷ lợi đã tạo “gánh nặng” cho sản xuất, là vấn đề nóng cần tháo gỡ ngay.

Kì 1: Kìa trông…“lão ông” thuỷ lợi

ĐBSH có 55 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa, trong đó có một số hệ thống công trình thuỷ lợi quy mô lớn tiêu biểu như hệ thống 6 trạm bơm Bắc Nam Hà (tưới 56.000ha, tiêu 85.000ha), hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải (tưới 152.000ha, tiêu 180.000 ha), thuỷ nông sông Nhuệ (tưới 120.000ha, tiêu 630.00ha)…Nhiều năm qua hệ thống thuỷ lợi ĐBSH đã đóng vai trò quan trọng trong SXNN, đảm bảo cung cấp lương thực, ổn định đời sống cho dân số trong vùng.

Tuy nhiên, do phần lớn các hệ thống thuỷ lợi của 11 tỉnh ĐBSH đều được xây dựng vào những năm 1960-1970, thậm chí một số hồ đập trong hệ thống có từ thời Pháp thuộc nên nhìn chung đã bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Ở nhiều hệ thống công suất thực tế không đạt nổi 60% so với công suất thiết kế gây lãng phí nước, điện năng…đặc biệt nguy hiểm hơn khi các kênh, cống tiêu nước đang ngày càng không đáp ứng nhu cầu xả lũ.

Ngay Bắc Nam Hà (tỉnh Hà Nam) vốn là hệ thống thuỷ lợi lớn của ĐBSH được xây dựng từ những năm 1960 theo công nghệ Liên Xô với công suất mỗi máy từ 11.000- 32.000 m3/h nay cũng đã xuống cấp và gần như không có khả năng thay thế. Hiện có tới 4/6 trạm bơm chỉ đạt khoảng 60% công suất. 9 trạm bơm do Cty KTCTTL Nam Hà Nam quản lý gồm 59 máy bơm cũng đều trong tình trạng hỏng hóc hoặc hiệu suất thấp do thiết bị lạc hậu, chủ yếu vẫn là loại máy bơm trục ngang đã không còn sản xuất. Tỉ lệ kênh đất cũng đang là vấn đề nổi cộm trong quản lý và vận hành các công trình thuỷ lợi tại Hà Nam. Có hơn 4.500 km kênh mương các loại nhưng tỉnh mới chỉ kiên cố hoá được 359 km, tỉ lệ chưa đạt 10%.

Tại Vĩnh Phúc, hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn lớn nhất tỉnh, có nhiệm vụ đảm bảo tưới 23.000 ha cho các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Bình Xuyên và TP Vĩnh Yên, tức là tưới tiêu cho nửa diện tích canh tác của tỉnh cũng ở tình trạng tương tự. Đập được xây dựng từ năm 1914, tính đến nay đã trải qua gần 100 năm khai thác sử dụng mà không được tu bổ sửa chữa thoả đáng, những trạm bơm thuộc hệ thống như trạm Bạch Hạc cũng được xây dựng từ năm 1963, máy móc thiết bị cũ nát đến mức không thể cũ nát hơn.


Ngay Bắc Nam Hà (tỉnh Hà Nam) vốn là hệ thống thuỷ lợi lớn của ĐBSH được xây dựng từ những năm 1960 theo công nghệ Liên Xô với công suất mỗi máy từ 11.000- 32.000 m3/h nay cũng đã xuống cấp và gần như không có khả năng thay thế. Hiện có tới 4/6 trạm bơm chỉ đạt khoảng 60% công suất. 9 trạm bơm do Cty KTCTTL Nam Hà Nam quản lý gồm 59 máy bơm cũng đều trong tình trạng hỏng hóc hoặc hiệu suất thấp do thiết bị lạc hậu, chủ yếu vẫn là loại máy bơm trục ngang đã không còn sản xuất. Tỉ lệ kênh đất cũng đang là vấn đề nổi cộm trong quản lý và vận hành các công trình thuỷ lợi tại Hà Nam. Có hơn 4.500 km kênh mương các loại nhưng tỉnh mới chỉ kiên cố hoá được 359 km, tỉ lệ chưa đạt 10%.

Tại Vĩnh Phúc, hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn lớn nhất tỉnh, có nhiệm vụ đảm bảo tưới 23.000 ha cho các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Bình Xuyên và TP Vĩnh Yên, tức là tưới tiêu cho nửa diện tích canh tác của tỉnh cũng ở tình trạng tương tự. Đập được xây dựng từ năm 1914, tính đến nay đã trải qua gần 100 năm khai thác sử dụng mà không được tu bổ sửa chữa thoả đáng, những trạm bơm thuộc hệ thống như trạm Bạch Hạc cũng được xây dựng từ năm 1963, máy móc thiết bị cũ nát đến mức không thể cũ nát hơn.

Hệ thống tiêu sông Phan – Cà Lồ là hệ thống tiêu trọng lực phụ thuộc vào mực nước sông Cầu, khi mực nước sông Cầu lên cao thì không có khả năng tiêu úng. Các trạm bơm tiêu nội bộ như Cao Đại, Đầm Cả, Tam Báo, Thường Lệ chỉ giải quyết vấn đề tiêu úng cục bộ, dồn nước vào các vị trí khác nhau. Hệ thống tiêu vùng Lập Thạch gồm các trục tiêu Cầu Triệu, Cầu Đọ, Cầu Mai thì phụ thuộc vào mực nước sông Lô, sông Đáy lại thêm tình trạng các kênh tiêu không được nạo vét nên úng ngập xẩy ra thường xuyên. Trung bình mỗi năm, tỉnh Vĩnh Phúc phải mất từ 1.500-1.700 ha vụ chiêm xuân do ngập úng và cũng vì vậy mà diện tích vụ mùa bao giờ cũng thấp hơn vụ chiêm từ 5.000-7.000 ha…

Đặc điểm nổi bật của tưới ở vùng ĐBSH là chi phí điện năng chiếm một tỉ trọng rất lớn, từ 35-60% chi phí vận hành. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tài chính của các công ty thuỷ nông trong vùng luôn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành hệ thống.