Đến nay tỉnh Lào Cai có 83.900 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 63.500 ha đất trồng cây hàng năm và 20.400 ha đất trồng cây lâu năm. Đất trồng lúa nước có tưới 22.900 ha (chủ yếu là ruộng bậc thang), còn lại trên 60.000 ha canh tác trên nương đồi hầu hết chưa được tưới.
Nguyễn Chính Cương
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi & PCLB Lào Cai
1. Tình hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Đến nay tỉnh Lào Cai có 83.900 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 63.500 ha đất trồng cây hàng năm và 20.400 ha đất trồng cây lâu năm. Đất trồng lúa nước có tưới 22.900 ha (chủ yếu là ruộng bậc thang), còn lại trên 60.000 ha canh tác trên nương đồi hầu hết chưa được tưới.
Phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PT bền vững với quy mô sản xuất 330 ha lúa giống, 9000 ha lúa cao sản (năng suất 65-68 tạ/ha/vụ), 2000 ha lúa hàng hoá chất lượng cao, 7000 ha ngô cao sản, sản xuất tăng vụ trên đất lúa 8.900 ha; 500 ha rau an toàn; 600 ha cây ăn quả ôn đới; 1500 ha chuối hàng hóa, 1200 ha dứa, 3.300 ha chè, ngoài ra còn khuyến khích phát triển các cây hàng hoá khác như hoa, cây dược liệu, cây mía đồi ở vùng cao, khoai tây giống…
Công trình thuỷ lợi hiện có chủ yếu phục vụ tưới tiêu cây lúa ruộng gồm 88 hồ chứa nhỏ, dung tích chứa khoảng 10 triệu m3, 1.034 hệ thống đập dâng kênh dẫn tự chảy; 02 hệ thống trạm bơm điện nhỏ. Hệ thống kênh mương dẫn nước có 4.152 km trong đó 62% đã kiên cố hoá; Hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chưa đáng kể, chủ yếu do một số doanh nghiệp tư nhân áp dụng khoảng 1000 ha. Đặc biệt là mô hình tưới tiết kiệm nước cho chuối cấy mô đã được Doanh nghiệp áp dụng xây dựng được một số hệ thống quy mô lớn khoảng 100-200 ha có hiệu quả cao.
Lào Cai có lượng mưa TB từ 1530- 2800mm/năm, ngoài ra mỗi năm còn có khoảng 81 tỷ m3 nước từ Trung quốc chuyển qua sông Hồng, sông Chảy, tuy nhiên hàng năm toàn tỉnh mới khai thác khoảng 2% dòng chảy đến cho tất cả các nhu cầu dùng nước. Dòng chảy phân bố không đều theo thời gian và không gian nên hàng năm thường xảy ra đợt hạn hán kéo dài trong suốt vụ đông xuân đến đầu vụ mùa. Do vậy việc xây dựng các công trình kho trữ nước, công trình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn là rất cần thiết và là giải pháp quan trọng để góp phần thực Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
2. Giới thiệu mô hình điển hình tưới nhỏ giọt cho cây chuối
– Vị trí: mô hình trồng chuối nuôi cấy mô đã được một số Doanh nghiệp phát triển tại các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát, Thành Phố Lào Cai. Trong Báo cáo này, chúng tôi báo cáo thông tin 01 mô hình điển hình thuộc thôn Cầu Sum xã Thái Niên huyện Bảo Thắng.
– Đơn vị đầu tư/quản lý: Công ty TNHH Hoàng Lan: Là DN kinh doanh đa ngành nghề: khai thác khoáng sản, thương mại, du lịch và sản xuất Nông lâm nghiệp (trồng chuối, trồng cao su).
– Quy mô sản xuất chuối hiện tại: 200 ha.
– Tổ chức sản xuất có 1 trưởng Ban quản lý dự án sản xuất 200 ha chuối + 300 ha cao su, chia 3 đội sản xuất, 2 đội sản xuất chuối, 01 đội SX cao su mỗi đội SX chuối có 08 người trong đó có 04 bể trưởng phụ trách tưới theo khu vực. Ban hợp đồng 52 hộ nông dân làm nhiệm vụ trồng, chăm sóc thu hoạch chuối. Thời kỳ cao điểm chăm sóc, thu hoạch các hộ hợp đồng có thể thuê thêm lao động trong khu vực tham gia các công việc đã khoán cho các hộ đảm nhiệm.
– Hệ thống hạ tầng trong vùng trồng chuối gồm trụ sở Ban Dự án, kho chứa vật tư sản phẩm thu hoạch, hệ thống đường công vụ, hệ thống tưới, hệ thống lưới điện, Nhà ở cho lao động SX chuối,
– Về giống chuối cấy mô và Quy trình trồng chăm sóc thu hoạch chuối do Đối tác Trung Quốc chuyển giao.
– Hệ thống tưới nhỏ giọt do Ban dự án tự xây dựng trên cơ sở tham quan học tập kỹ thuật trồng chuối của Trung Quốc. Tổng chi phí XD hệ thống tưới 04 tỷ đồng chưa kể nhân công xây dựng, bình quân đầu tư 20 triệu đồng/ha Quy mô hệ thống tưới gồm:
+ 02 công trình đầu mối là hồ chứa nhỏ dung tích khoảng 30.000 m3 và 01 đập thu nước trực tiếp từ suối;
+ 04 máy bơm điện cột nước cao công suất 38-75m3/giờ bơm lên hệ thống 08 bể chứa bố trí tại các điểm khống chế cao độ trong vùng trông chuối, Dung tích mỗi bể chứa từ 4000-5000m3. Mỗi bể phụ trách từ 20-30 ha. Các bể chứa nước có kết cấu đơn giản (dùng máy đào để đào thành các ao chứa nước nửa nổi nửa chìm, chiều sâu khoảng 4-5m có lót vải địa kỹ thuật chống thấm)
+ Hệ thống đường ống truyền nước tưới tự chảy từ các bể chứa gồm đường trục chính D75- D63, Ống nhánh D32, Hệ thống van chia nước, van xả khí và ống tưới (dây tưới) nhỏ giọt D10 có gắn các Pep tưới nhỏ giọt đến từng gốc chuối (mật độ trồng 2×2,5 m/khóm). Nhìn chung việc xây dựng hệ thống tưới hoàn toàn bằng kinh nghiệm, không có tính toán thủy lực chọn đường ống. Hầu hết các thiết bị, đường ống, phụ kiện đều sẵn có ở địa phương, riêng dây tưới và Pep nhỏ giọt mua tại Trung Quốc
+ Thiết bị hòa trộn phân vô cơ để bón kết hợp với cấp nước tưới.
– Công tác vận hành hệ thống tưới do công nhân vận hành máy bơm và 08 bể trưởng thực hiện, Thời kỳ chuối mới cấy hệ thống bơm hoạt động liên tục suốt ngày đêm, khi chuối trưởng thành khép tán chỉ hoạt động trong mùa khô. Chi phí điện năng bình quân khoảng 40 triệu đ/tháng (200 nghìn đ/ha/tháng).
– Công tác tiêu thụ sản phẩm: Sản lượng thu hoạch đạt khoảng 5700-6000 tấn/năm, năng suất BQ đạt 28-30 tấn/ha. Sản phẩm chuối quả tươi của mô hình có chất lượng đồng đều chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc và có 02 chuyến hàng xuất sang Châu âu, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường trong nước. Giá trị thu hoạch của mô hình đạt Bình quân 30 tỷ đồng/năm. BQ giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích 150 triệu đ/ha/năm.
3. Đánh giá mô hình
a) Ưu điểm
– Doanh nghiệp đánh giá trồng chuối không bao giờ lỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Doanh nghiệp, cho người lao động. Lương bình quân của cán bộ Ban dự án 7,8 triệu đ/tháng. Các hộ nông dân tham gia sản xuất (chủ yếu là đồng bào dân tộc H’mông được tạm ứng hàng tháng 3 triệu đồng và cuối năm được thanh toán khoảng 70-80 triệu đồng, nhiều hộ làm được nhà xây, mua xe máy, tủ lạnh, ti vi ….
– Mô hình chuyển đổi từ đất trống đồi trọc quy hoạch vào đất Lâm nghiệp sang sản xuất Nông nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao 150 triệu/ha, đảm bảo yêu cầu phủ xanh, cải thiện môi trường và chống sói mòn tốt. Mô hình góp phần định hướng cho chương trình PTSX hàng hóa cây trồng cạn trên đất nương đồi.
– Chi phí sản xuất không lớn, đặc biệt sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, tự đào tạo kỹ năng quản lý, lao động cho nông dân thông qua việc tham quan, hướng dẫn của người có kinh nghiệm trong nội bộ mô hình.
– Yếu tố quyết định thành công mô hình là: Có chủ thể là Doanh nghiệp đủ năng lực về tài chính, có phương tiện máy móc thích hợp, có đội ngũ lao động cần cù gắn bó với nghề, DN chủ động về kỹ thuật, chủ động về thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định. Hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước là yếu tố quyết định quá trình sản xuất, thiết kế, thi công, vận hành không phức tạp.
– Trung ương và tỉnh đã ban hành một số Chính sách khuyến khích hỗ trợ mô hình SX nông nghiệp công nghệ cao như chính sách giao đất, quy hoạch sản xuất, tín dụng ưu đãi, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới, hỗ trợ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP…Mô hình SX chuối đã vận dụng được một số chính sách quan trọng như giao đất, quy hoạch sử dụng đất, vay vốn.
b) Những khó khăn thách thức
Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn trong công tác giao đất và giải phóng mặt bằng. Công tác đầu tư XDCB, kiến thiết đồng ruộng, đầu tư hệ thống tưới tốn nhiều kinh phí, công ty chưa được vay vốn. Mùa mưa lũ đất đá ảnh hưởng bồi lấp ruộng nước của dân
Hệ thống tưới đầu tư chưa đảm bảo khoa học hoàn chỉnh, chọn ống theo hướng tiết kiệm vốn nên một số không chịu được áp lực cao, các van chia nước không có hố van điều khiển khó khăn cho người vận hành, hệ thống ống
4. Các giải pháp nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm nước
– Giải pháp về quy hoạch: Cần có quy hoạch tổng thể về tưới tiêu, trong đó xác định rõ quy mô địa điểm trồng các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao.
– Giải pháp về chính sách:
+ Cần có Chính sách thuận lợi tạo quỹ đất cho Doanh nghiệp thuê đất (trong đó Doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể từ khâu SX đến tiêu thụ) hoặc chính sách thuận lợi cho DN liên kết với hộ nông dân góp đất tham gia SX hàng hóa theo quy hoạch (doanh nghiệp đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân SX và hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân);
+ Đề nghị Nhà nước nghiên cứu bổ sung sửa đổi chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất hàng hóa cây trồng cạn một cách đồng bộ, bắt buộc phải gắn với biện pháp tưới tiêu, trong đó có chính sách hỗ trợ công trình tưới. Đồng thời đổi mới việc thực hiện chính sách theo hướng phải lập Kế hoạch, cân đối rõ nguồn vốn và phân công rõ cơ quan thực hiện có sự quản lý điều tiết của ngành nông nghiệp nhằm thực hiện tốt công tác công khai, tuyên truyền vận động nhân dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với chính sách hơn;
+ Giải pháp về kỹ thuật đối với công trình tưới tiết kiệm nước: Đề nghị nghiên cứu các hình thức trữ nước tạo nguồn tưới tiết kiệm giá thành thấp, áp dụng nhiều hình thức đa dạng như kho chứa nước từ máy bơm, kho trữ lấy từ nguồn nước mùa mưa để sử dụng cho mùa khô; Kho trữ từ nguồn nước dư thừa trong kênh mương, hệ thống nước sinh hoạt phục vụ chống hạn; Nghiên cứu các mạng ống dẫn tưới phù hợp với điều kiện canh tác cây hàng năm, cây lâu năm (Trong điều kiện chất lượng nước thấp, địa hình phức tạp trồng cây hàng năm và công tác tổ chức quản lý, vận hành, bảo vệ khó khăn không nên áp dụng mạng ống dẫn cố định tưới phun mưa, phun sương, nhỏ giọt mà nên áp dụng hình thức tạo nguồn bằng các trục chính kết hợp các bồn chứa theo khu vực). Nên áp dụng xây dựng mô hình quy mô lớn đối với Doanh nghiệp tham gia từ khâu sản xuất đén khi tiêu thụ sản phẩm, áp dụng mô hình quy mô nhỏ tạo nguồn nước cho mô hình do hộ nhóm hộ nông dân tự chủ sản xuất để bán sản phẩm cho Doanh nghiệp tiêu thụ.
5. Triển vọng nhân rộng mô hình
Cây chuối cấy mô là cây ăn quả nhiệt đới dễ trồng, ít sâu bệnh thích hợp với nhiều điạ hình đất dốc, đất bằng, kể cả các ruộng bậc thang ở vùng nhiệt đớicũng có thể trồng, do vậy có thể phát triển ra diện rất rộng. Theo đánh giá của Doanh nghiệp thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc rất lớn và có thể xuất khẩu sang Châu Âu. Quy mô sản xuất hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào thị trường do từng doanh nghiệp khai thác từ đối tác Trung Quốc. Để mở rộng quy mô sản xuất đề nghị Nhà nước can thiệp xác định nhu cầu xuất nhập khẩu và chỉ đạo xác định vùng quy hoạch sản xuất.
Nguồn: Báo điện tử Hội đập lớn