Việt Nam là một trong năm nước trên toàn cầu bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Lĩnh vực nông nghiệp chiếm một phần quan trọng trong kinh tế Việt Nam, và phải chịu những nguy cơ về lụt lớn. Các dự án được triển khai tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với mục tiêu ban đầu là khôi phục và gia cố đê, đã cho phép tổ chức lại và mở rộng các diện tích có tưới.
Khu vực nông thôn, nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu
Năm 2011, lĩnh vực nông nghiệp vẫn đóng góp 22% GDP, 25% xuất khẩu và sử dụng lượng lao động chiếm gần 50% dân số trong độ tuổi lao động ».
Ở vùng đồng bằng sông Hồng, khoảng 54% diện tích đất (tương đương với 900 000 ha) được dành cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 80% của phần diện tích này là ruộng lúa. Và đồng bằng sông Hồng sản xuất 20% sản lượng thóc lúa hàng năm của quốc gia.
Các bình nguyên này có mật độ dân cư rất đông đúc. Đồng bằng sông Hồng là nơi cư trú của 1/4 dân số cả nước, tương đương với 20 triệu dân.
Kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 1993, AFD đã không ngừng hỗ trợ cho phát triển nông thôn : thông qua hỗ trợ cho các ngành xuất khẩu (cao su, chè, v.v…), cải thiện tài trợ cho người nông dân, phát triển các khu tưới…
Việt Nam là một trong năm nước trên toàn cầu bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu mới đâu, mực nước biển dâng 1m sẽ ảnh hưởng tới gần 5% diện tích đất của quốc gia, 11% dân số, 7% diện tích đất nông nghiệp và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới GDP ở mức khoảng 10%.
Khoảng 40 000 km2 đất đồng bằng sẽ bị ngập hàng năm và tới 90% đất của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập nước
Chính sách nào để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu ?
Trước những nguy cơ lớn về ngập lụt hai vùng đồng bằng (sông Cửu Long và sông Hồng) cùng các vùng duyên hải trải dài trên hơn 2 000 km, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng một chính sách hợp lý và thống nhất về quản lý nguồn nước (biển, sông, ngầm).
Sự chia xẻ nước công bằng, bảo vệ chống mực nước biển dâng, chống ô nhiễm, thích ứng các kỹ thuật canh tác với độ nhiễm mặn của nước và hạn chế tác động của thời tiết thất thường là những vấn đề mang tính sống còn trong tương lai cũng như với sự phồn vinh của quốc gia. Điều này đặc biệt đúng với vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc của đất nước.
Các hoạt động mà AFD hỗ trợ ở vùng đồng bằng sông Hồng
AFD đã đồng tài trợ hai dự án ở đồng bằng sông Hồng nhằm cải thiện quản lý nước tưới, cũng như bảo vệ cho các khu vực khỏi ngập lụt để đối phó với những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu.
Dự án « Đồng bằng sông Hồng » đầu tiên được tài trợ trong thời gian từ năm 2008 tới năm 2011, với sự tham gia của các nhà đồng tài trợ khác : Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam.
AFD đã đóng góp cho dự án này ở mức 20% tổng chi phí (cụ thể là một khoản vay 35 triệu EUR). Dự án đầu tiên này đã cho phép khôi phục cơ sở hạ tầng và cung cấp sự hỗ trợ thể chế phục vụ quản lý nguồn nước : hỗ trợ kỹ thuật để theo dõi chất lượng nước, tăng cường năng lực các cơ quan cấp nước, và điều chỉnh luật mới về tài nguyên nước. Những kết quả này đạt được đặc biệt nhờ vào sự khôi phục và mở rộng các đê chống lụt, cũng như nhờ sự hiện đại hóa và cải tạo cơ sở hạ tầng tưới tiêu.
Bảo vệ vùng đất lấn biển lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng
Dự án thứ 2 về « Khu tưới Bắc Hưng Hải » dự kiến xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi khu tưới Bắc Hưng Hải, vùng đất lấn biển lớn nhất đồng bằng sông Hồng; các hoạt động về tưới và chống lụt ; mặt khác các biện pháp hỗ trợ đi kèm sẽ cung cấp một sự hỗ trợ quản lý nguồn nước, và các khoản tài trợ cũng sẽ cho phép cải thiện đào tạo đại học.
Dư án đã được triển khai năm 2010 và kéo dài 6 năm. Đây là một dự án với số tiền gần 190 triệu USD: AFD đồng tài trợ cho dự án ở mức 20,5 triệu EUR cùng với ADB và Chính phủ Việt Nam
Một hành động đồng thời hướng đến sự quản lý nguồn nước tốt hơn và chống lụt
Nhờ việc xây dựng 8 trạm bơm mới và cải tạo 2 trạm bơm sẵn có, dự án này cho phép đảm bảo tưới cho một diện tích bổ sung 5 600 ha. Mặt khác, lưu lượng nước tưới sẽ được tăng gấp đôi cho 11 200 ha, và sự tiêu nước cũng sẽ được cải thiện cho 35 000 ha. Theo đó, những sự cải thiện này cho phép tiêu nước mưa tốt hơn trong mùa mưa. Những hoạt động cải tạo hệ tưới và thi công các cơ sở hạ tầng mới này sẽ dẫn đến sự tăng sản lượng nông nghiệp.
Ngoài tác động kinh tế, dự án này cũng có mục tiêu xã hội với việc tổ chức chia nước tốt hơn.
Một chương trình « xã hội »
Như vậy, dự án này phần nào cũng là một chương trình « xã hội » cho phép củng cố và/hoặc tạo lập những mối quan hệ giữa các tác nhân khác nhau ở địa phương và giữa các vùng lãnh thổ, ở thượng lưu và hạ lưu, thông qua việc khuyến khích một tinh thần hợp tác và đoàn kết xoay quanh sử dụng nước trong lưu vực.
Hoạt động của các nhà đồng tài trợ cũng sẽ cho phép giảm nguy cơ người dân phải chịu ngập lụt : một nghiên cứu do AFD thực hiện về những hệ quả của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Hồng sẽ cho phép triển khai những biện pháp thích ứng : các cơ sở hạ tầng chống lụt hoặc tưới mới, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tăng cường năng lực của các tác nhân, v.v…
Mục tiêu cũng là tổng hợp những kiến thức đã thu thập được : một sự hỗ trợ cho đào tạo đại học sẽ cho phép xây dựng một khu đại học mới của trường Đại học Thủy lợi. Năng lực của trường Đại học Thủy lợi cũng sẽ được tăng cường về những vấn đề quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các dự án khí hậu : Một phần quan trọng trong những cam kết của AFD tại Việt Nam
Dự án này thuộc những hoạt động của AFD trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2006 – 2012, AFD đã hỗ trợ cho 12 dự án tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của sự biến đổi này. Các dự án « khí hậu » này chiếm hơn 43% tổng mức cam kết của AFD tại Việt Nam trong giai đoạn nói trên. Ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong ba ưu tiên của AFD với sự thống nhất cùng các cơ quan Việt Nam cho giai đoạn 2013 – 2015