THƯ TÂM SỰ VỀ CPIM NHÂN KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CPIM 22/12/2004 – 22/12/2024

Nguyễn Xuân Tiệp 

LGT:

Đến nay (2024) CPIM đã tròn 20 tuổi, nhưng không phải tất cả mọi người gồm các cán bộ của CPIM đều biết được đầy đủ về PIM, VNPIM, quá trình “sinh ra” và lớn lên của CPIM. Là “người trong cuộc”, Tôi luôn đồng hành, gắn bó với với CPIM từ khi còn “thai nghén” đến khi lớn lên và trưởng thành. Nhân dịp này tôi muốn chia sẻ với các bạn về những điều tôi biết về PIM, VNPIM, CPIM và liên quan. Có thể có bạn không cần điều này cho rằng minh đã biết, tuy chưa đủ, nhưng có bạn không muốn biết, vì không quan tâm, nhưng chắc chắn những bạn yêu PIM thì ngược lại.

CPIM, một đơn vị tư vấn đầu tiên và duy nhất về lĩnh vực PIM ở Việt Nam đã ghi dấu ấn mang tính lịch sử trong sự nghiệp phát triển thủy lợi đáng tự hào. Kỷ niệm 20 năm thành lập CPIM, chúng ta không thể quên được sự chỉ đạo của ngành, đóng góp sức lực và trí tuệ của rất nhiều người. Chúng ta đồng thanh nói lời cảm ơn họ.

Qua bài viết này cá nhân tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn những người đã đồng hành với PIM của Việt Nam từ cuộc hội thảo đầu tiên (lần 1) về PIM (1998) cho đến hội thảo cuối cùng (lần tứ 20) (2004) đã góp phần tạo nền móng cho sự nghiệp phát triển PIM nói chung và CPIM nói riêng ở Việt Nam.

Bên cạnh niềm vui và tự hào về CPIM tôi vn còn nhiều băn khoăn, vì trên con đường CPIM đang hướng tới “phát triển bền vững” đang có quá nhiều thách thức.

Hiện tại chúng ta đang phải chấp nhận một thách thức rất rõ ràng “Muốn phát triển thì phải đổi mới”. Đổi mới cần có tư duy mới, có cơ chế chính sách rất cụ thể; mô hình và lộ trình đổi mới phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan… nếu không sẽ đánh mất lợi thế và vị thế đã tạo dựng 20 năm qua; “Đó là chưa nói đến cái nút thắt của thể chế về PIM cũng là trở ngại lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, nhất là sau khi Luật Thủy lợi được ban hành.

Đây chỉ là một bức thư cá nhân, tôi muốn bày tỏ tình cảm, tâm huyết của một người yêu nghề, yêu PIM. Với kinh nghiệm và những điu tôi cảm nhận được về những thách thức mà CPIM cần phải vượt qua. 

Tôi tin rằng với sức lực, kinh nghiệm, trí tuệ của tuổi 20, có sự chỉ đạo của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chắc chắn CPIM sẽ vượt qua mọi trở ngại, tôi chân thành chúc CPIM thành công.                          

NGÔI NHÀ CPIM

Một điều rất thú vị là ngày, tháng sinh (thành lập) của CPIM (22-12) cũng trùng với tháng ban hành “Khung chiến lược phát triển PIM Việt Nam “(30-12), trùng với tháng ban hành Thông tư “Hướng dẫn việc thành lập và củng cố, phát triển Tổ chức Hợp tác dùng nước” (20/12), cũng trùng với ngày, tháng, sinh của tôi (20/12), người bạn thân thiết đồng hành với CPIM. Đặc biệt tuổi của CPIM tính đến năm 2024 trùng với số năm tôi đã nghỉ việc làm với nhà nước, để tiếp tục làm việc trong các đội tư vấn quốc tế có các công việc liên quan  đến PIM và đồng hành với CPIM.

Tôi luôn có ấn tượng về PIM, đã đồng hành với CPIM suốt chặng đường từ khi còn “thai nghén” cho đến khi lớn lên và “trưởng thành”.

Tất cả những điều này tuy là ngẫu nhiên nhưng đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ, tình cảm của tôi với CPIM. Cũng vì vậy tôi gọi CPIM là “ngôi nhà” của tôi.

 CPIM ĐANG LỚN LÊN TỪNG NGÀY

Đã 20 năm nay! Hàng năm vào những ngày cuối năm (tháng 12), tôi đều được trở về với ngôi nhà CPIM của mình. Tôi vui mừng và tự hào vì được chứng kiến CPIM cứ ngày một lớn lên, đã có một đội ngũ cán bộ hùng hậu, làm việc chuyên nghiệp. Nhìn qua đội ngũ cán bộ hiện tại của CPIM không chỉ lớn về số lượng (đã nhiều gấp 3 lần so với những ngày đầu) mà lớn cả về chất lượng (phần lớn có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ), trẻ trung, sung sức đúng với lứa tuổi 20. CPIM đã trở thành tổ chức tư vấn có tên tuổi trong “làng thủy lợi” đã có thương hiệu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước.

Quá trình phát triển PIM đã “giải mã” được khái niệm có sự tham gia chính là “nút thắt” trong hoạt động của tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thủy lợi và cũng trên cơ sở đó CPIM đã đề xuất những giải pháp cụ thể hướng tới mục tiêu “xã hội hóa” về thủy lợi, là tiền đề cho việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi.

Hoạt động của CPIM đã khẳng định được: “PIM quyết định hiệu quả cuối cùng của đầu tư cho thủy lợi “. “Hiện đại hóa thủy lợi nếu thiếu PIM chỉ là cách tiêu tiền tốn kém “vô tích sự”. Thực tế đã chỉ ra điều đó.

Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn CPIM đã đem đến cho tôi niềm vui, niềm tin, niềm hi vọng về sự phát triển của PIM ở Việt Nam và CPIM đã trở thành “ngôi nhà để tôi đi về”.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PIM, VNPIM, CPIM Ở VIỆT NAM

DỰ ÁN TA.- No.1968 – VIE

TA.- No.1968 – VIE là dự án trợ giúp kỹ thuật (tăng cường năng lực vận hành) thuộc dự án ADB1, là dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay ADB đầu tiên ở nước ta, cũng là cơ hội đầu tiên để cán bộ ngành làm quen với một dự án quốc tế.

Tổ chức bộ máy dự án TA bao gồm Giám đốc Dự án là Thứ trưởng, Phó giám đốc dự án là phó Cục trưởng Cục Quản lý nước và Công trình thủy lợi (nay là Cục Thủy lợi) trực tiếp điều hành, văn phòng dự án gồm một tổ tư vấn quốc tế gồm có Tổ trưởng và 13 chuyên gia nước ngoài và 4 cán bộ Việt Nam chuyên trách (2 phiên dịch tiếng Anh, Pháp, 2 cán bộ hỗ trợ, Phó Giám đốc dự án làm việc kiêm nhiệm). Ngoài ra có 3 đến 5 cán bộ của Cục được huy động theo thời vụ. Những người có mặt đầu tiên ấy chính là những người đóng góp lớn cho sự hình thành và  phát triển PIM ở Việt Nam.  Đây là dự án đang thực hiện thí điểm 4 mô hình tổ chức quản lý (PIM) có qui mô liên xã (3-4 xã ) đầu tiên ở Việt Nam, tại 2 hệ thống thủy nông Sông Chu (Thanh Hóa) và Bắc Nghệ An, với tên gọi Hội sử dụng nước, Hợp tác xã dùng nước, Hợp tác dùng nước.

Thông qua dự án này cụm từ PIM xuất hiện đồng thời hình thành phương pháp luận về PIM, xây dựng mô hình thí điểm PIM, là cơ sở cho việc nghiên cứu, ban hành các văn bản về PIM, tham mưu cho Cục, Bộ chỉ đạo thực hiện PIM trên phạm vi cả nước.

 PIM  – VNPIM 

Cho đến nay nhiều người (kể cả những người trong ngành) vẫn đặt nhiều câu hỏi về PIM, VNPIM ở Việt Nam.

Một số người được mệnh danh là“chuyên gia PIM Việt Nam” đã khẳng định PIM ở Việt Nam mới có từ năm 1990, thậm chí có ý kiến PIM có từ năm 1980, cả hai đều đúng và chưa đúng do không phân biệt giữa nội dung của PIM (Tổ chức và hoạt động) và tên gọi  “PIM”. Còn VNPIM thì ít người quan tâm và biết đến, nhưng chính nó (VNPIM) là “cha đẻ” của CPIM.

PIM và VNPIM được biết đến thông qua các hội thảo về PIM, trong đó có Hội thảo đầu tiên và hội thảo cuối cùng đáng được quan tâm.

HỘI THẢO QUỐC GIA ĐẦU TIÊN (1) VỀ PIM

Các hiểu biết đầu tiên về PIM, INPIM

Ngày 7-11 tháng 4 năm 1997 được DANIDA tài trợ chính và hai tổ chức đồng tài trợ: ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), và WB (Ngân hàng Thế giới), đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia tại Cửa Lò – Nghệ An với tiêu đề “National Seminara ON PARTICIPATORY IRRIGATION MANAGEMENT”- “Hội thảo quốc gia về NÔNG DÂN THAM GIA QUẢN LÝ THUỶ NÔNG” có trên 100 đại biểu khắp cả nước và đại biểu của trên 10 tổ chức quốc tế, NGOs (trong đó có ADB, WB, DANIDA, Oxfam Anh, Hồng Kong…..) tham dự. Đặc biệt có đại diện của tổ chức INPIM (PIM quốc tế)

 Đến nay (2024) đã 27 năm, nhìn qua tấm hình chụp chung của Hội thảo 1997, tôi vẩn nhận ra mọi người có mặt trong ảnh và nhớ đến họ, xúc động, tự hào về chặng đường mà tôi và họ đã tạo được điểm xuất phát PIM từ Hội thảo này. Trong số họ hầu hết đã nghỉ hưu, nhiều người đang sống ở xa (nước ngoài), thậm chí đã có những người đã qua đời. Nhìn vào tấm hình, tôi im lặng, cúi đầu một phút! thật sự cảm động! Tôi nhớ họ da diết và chân thành cảm ơn họ

KHỞI ĐẦU BẰNG MỘT SỰ LO LẮNG

 Sự lo lắng ở thời điểm khởi đầu như là một báo hiệu về PIM đi cùng tôi theo năm tháng sẽ gặp nhiều trở ngại, nhưng lại tạo ra cho chúng tôi sự quyết tâm hơn để đưa PIM đến đích cuối cùng. Nhân dịp này tôi muốn chia sẻ với các bạn về tất cả những điều tôi chứng kiến

                               Chuyện xẩy ra đầu tiên trong hội thảo đầu tiên:

BÀI PHÁT BIỂU ĐÁNG GHI NHỚ CỦA INPIM

Trong hội thảo này đáng lưu ý bài phát biểu của Mr Peter Sun (Thư ký điều hành của INPIM) lần đầu tiên có mặt và phát biểu tại Việt Nam, đã thông báo về tổ chức và hoạt động của INPIM (“International Network on Participatory Irrigation Management) và tình hình PIM ở các nước trên thế giới. Đại biểu dự hội thảo bắt đầu làm quen với cụm từ PIM và đã nhận ra rằng PIM xuất hiện trên thế giới và đã có một tổ chức PIM của thế giới, đó là INPIM (Hội PIM quốc tế).

Được sự giúp đỡ và gợi ý của INPIM, chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu đề xuất “Hôi PIM” ở Việt Nam để khớp nối với INPIM

Tại hội thảo này ngoài các báo cáo của quốc tế có một số báo cáo trong nước đáng chú ý là: Báo cáo kết quả bước đầu của 4 mô hình tổ chức quản lý có qui mô liên xã đầu tiên (3-4 xã ) ở Việt Nam, được thành lập tại 2 hệ thống thủy nông Sông Chu (Thanh Hóa) và Bắc Nghệ An thuộc dự án TA.- No.1968 – VIE  và báo cáo thực hiện chuyển giao công trình cho nông dân quản lý ở tỉnh Tuyên Quang…

HỘI PIM VIỆT NAM

Sau hội thảo Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi (nay là Cục Thủy lợi) đã có văn bản đề xuất thành lập Hội PIM Việt Nam (Văn bản số 441 QLN/CV ngày 19/3/1998 v/v Thành lập Hội PIM Việt Nam) có kèm theo dự thảo điều lệ của Hội. Thời điểm đó chưa có Luật Hội, việc thành lập Hội phải trình Văn Phòng Chính Phủ quyết định, thủ tục rất khó khăn. phức tạp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng do dự, nên không thành lập được Hội PIM Việt Nam như mong muốn, tạm thời khép lại, đúng với tâm trạng “lo lắng” của tôi trong hội thảo đầu tiên

Văn bản trình của Vụ TCCB, kèm theo là bút phê ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT và Văn bản của Cục Thủy lợi trình Bộ về việc thành lập tổ chức mạng lưới PIM Việt Nam

HỘI THẢO QUỐC GIA LẦN THỨ HAI (2) VỀ PIM:

 Nhận rõ vai trò, lợi ích của PIM

Từ ngày 13 đến 15 tháng 4 năm 1998 tại Sầm Sơn Thanh Hóa, với sự hỗ trợ của WB và sự đóng góp chính của hơn 200 đại biểu thuộc các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, các tổ chức Ban, Ngành ở các địa phương trong cả nước và nhiều tổ chức quốc tế, NGOs tham dự hội thảo (lần đầu tiên thực hiện cơ chế tự nguyện nộp phí hội thảo). “Hội thảo Quốc gia lần thứ hai với tiêu đề:

 Nông dân tham gia quản lý thủy nông”– THE SECOND NATIONAL WORKSHOP ON PARTICIPATORY IRRIGATION MANAGEMENT”.

BÀI PHÁT BIỂU ĐÁNG NHỚ LẦN 2 VỀ PIM CỦA MR. PETER SUN

Trong hội thảo này có bài trình bày của ông Peter Sun với tiêu đế: “Nông dân tham gia quản lý thủy nông và khái niệm về PIM”. Ông ấy đưa ra khái niệm về PIM rất rõ ràng, khẳng định” nói đến PIM như một phương thức quản lý mới và đã áp dung rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới”. Ông ấy đã đề cập đến những thuận lợi khó khăn về PIM, các chiến lược thực hiện PIM trên thế giới

Ông ấy đã giới thiệu các mô hình up-down, mô hình bottom-up, mô hình kết hợp cả hai, những bài học kinh nghiệm, hiệu quả rút ra từ PIM

Thông qua hội thảo, mọi người nhân rõ vai trò, lợi ích của PIM trong lĩnh vực quản lý tưới hồi ấy và khẳng định: “Nông dân tham gia quản lý thủy nông” đã được quốc tế hóa bằng cụm từ PIM, nói cách khác vấn đề nông dân tham gia quản lý thủy nông không còn là vấn đề của một quốc gia, đã và đang phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Như vậy nói đến PIM là nói đến sự tham gia của người dùng nước và các bên liên quan, thông qua một tổ chức của họ lập ra có tên gọi khác nhau.

TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC

Ở các nước tổ chức này có sự khác nhau về tên gọi tuỳ theo đặc điểm thể chế và văn hoá của từng nước. Một số nước ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô, Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều nước ở Đông Âu, các tổ chức này có tên gọi là “Hội người dùng nước” (WUA). Ở Pakistan, có tên là Tổ chức Nông dân – FO, ở Philippine gọi là Hội những người quản lý tưới – IA, ở Iran gọi là Hợp tác xã nông nghiệp. Trong các tài liệu thường dùng chung thuật ngữ WUA hoặc WUO (Water User Organization)

Ở Việt Nam Trải qua nhiều thế kỷ, sự hợp tác, hỗ trợ trong tất cả các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực thủy lợi) đã trở thành một truyền thống đối với người dân Việt Nam thông qua các tổ chức được gọi là “Phường” (cùng góp vốn giúp nhau xây dựng nhà ở) “Hội” (hội cày, hội cấy) “Yểng” (tên gọi của vùng Nam trung bộ tương tự “Phường và Hội”) và trong những năm của thập kỷ 50, 60 thực hiện chủ trương của Nhà nước, ở nông thôn đã hình thành các “tổ đổi công” trong sản xuất (trong đó có công cày, công dẫn nước, tát nước…), tổ chức hợp tác xã nông nghiệp có tổ thủy nông, đội thủy lợi 202 (đội chuyên trách làm thủy lợi nội đồng). Nhiều năm gần đây tùy theo yêu cầu, qui mô theo qui định của luật HTX, tên gọi chung của tổ chức dùng nước là Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Như vậy mô hình tổ chức PIM ở Việt Nam đã có từ các thể kỷ trước (rất lâu đời), nhưng do chưa được hướng dẫn, đào tạo, chưa được thể chế hóa nên hoạt động kem hiệu quả. Thông qua Hội thảo này mọi người bắt đầu làm quen với từ PIM mà chúng ta đang bàn luận  Có thể coi đây là các mốc của “Tổ chức dùng nước” được quốc tế hóa bằng cụm từ PIM (Participatory Irrigation Management) đầu tiên ở Việt Nam

Sau hội thảo này, một văn bản chỉ đạo đầu tiên về PIM được ban hành (Số 1959/BNN-QLN, ngày 12 tháng 5 năm 1998 là căn cứ để phát triển PIM thành  phong trao trên phạm vi cả nước. Một số tỉnh đã thành lập “Ban chỉ đạo PIM” (Đắc Lăk là tình đầu tiên lập ban chỉ đạo PIM từ 1998)

VNPIM RA ĐỜI

Trong quá trình thực hiện dự án, với kinh nghiệm có được, do không thành lập được Hội PIM Việt Nam, “cán bộ” của Văn phòng dự án đã đề xuất, kiến nghị thành lập “Tổ chức màng lưới PIM”, thay thế cho Hội PIM, nhằm hỗ trợ phát triển PIM cả nước và khớp nối với INPIM.

Ngay 20 tháng 8 năm 1998, Cục Thủy lợi đã có văn bản số 899/QLN v/v tổ chức màng lưới PIM là cơ sở tiến tới thành lập màng lưới PIM để gia nhập Hội PIM quốc tế (INPIM)

Ngày 8 tháng 9 năm 1998, Bộ NN và PTNT đã có văn bản số 126/1998/QĐ/ BNN-TCCB quyết định giao Cục Thủy lợi làm thường trực “Màng lưới nông dân tham gia quản lý thủy nông Việt Nam”, tên giao dịch quốc tế “Viet Nam Network on Participatory Irrigation Management”- viết tắt VNPIM                  

VNPIM, có văn phòng tại Cục Thủy lợi có 3 cán bộ làm việc kiêm nhiệm do phó Cục trưởng trực tiếp điều hành. Một bộ máy gọn nhẹ làm việc rất hiệu quả. Những con người ấy đáng được vinh danh

VNPIM, hoạt động theo điều lệ, không vì mục đích lợi nhuận, , có trên 100 thành viên chính thức thuộc các cơ quan T.Ư, tổ chức quốc tế, NGOs và trên 1000 thành viên trong màng lưới là cán bộ các công ty thủy nông cả nước.

VNPIM, làm nhiệm vụ giúp Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PIM ở Việt Nam, là đầu mối liên hệ giữa PIM của Việt Nam với tổ chức PIM của thế giới

Sau khi có VNPIM các tổ chức quốc tế đã có địa chỉ để liên hệ phối hợp thực hiện các dự án về PIM ở Việt Nam, tổ chức các hội thảo, các khóa đào tạo về PIM thúc đẩy PIM ở Việt Nam phát triển bền vững. PIM đã trở thành phong trào rộng lớn khắp cả nước. Đặc biệt đã có nhiều mô hình tư nhân xuất hiện

THỂ CHẾ VỀ PIM

HỘI THẢO QUỐC GIA LẦN THỨ HAI MƯƠI (20) VỀ PIM :

Hội thảo lần thứ 20 cách hội thảo làn thứ nhất cách nhau một khoảng thời gian là 6 năm đã đánh dấu PIM ở Việt Nam đã bước sang một nấc thang mới tập trung :

 Bàn về “Khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam” “Thông tư hướng dẫn thành lập Tổ chức Hợp tác dùng nước”.

Đây là Hội thảo quốc gia, quốc tế cuối cùng về PIM tổ chức ở Việt Nam

Do ADB, WB, DANIDA, INPIM đồng tài trợ

VNPIM nhận được thông báo chính thức từ ADB đã tham gia chuẩn bị nội dung hội thảo thứ 20, đã Viết 2 báo cáo chính của hội thảo ” Dự thảo khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam” “Vai trò và hoạt động của VNPIM ” được trình bày tại Hội thảo và tham gia điều hành Hội thảo

Hội thảo tổ chức tại Hạ Long – Quảng Ninh. từ ngày 30/3-2/4/2004.

Đây là Hội thảo khu vực về PIM có qui mô lớn tổ chức tại Việt Nam (đã có trên 100 đại biểu tham dự) trong đó có đại diện của 6 nước trong khu vực (Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cambodia, Indonesia, Việt Nam), các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA, INPIM, FAO, DANIDA và nhiều tổ chức thuộc NGOs tham dự (trong đó có Oxfam Anh ).

So với Hội thảo lần 1 thì hội thảo lần 20 này có nhiều đại biểu có tên tuổi trong làng PIM như ông Thiery Facon, Piter Schmid, đại diện của nhiều tổ chức PIM của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cambodia, Indonesia, INPIM..

Thông qua hội thảo này đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng về PIM trong nước và quốc tế và sự cần thiết phải có PIM trong quá trình thực hiện các dự án thủy lợi từ qui hoạch, thiết kế, đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác các hệ thống thủy lợi. Sau Hội thảo này tất cả các dự án đầu tư thủy lợi đều có hợp phần PIM riêng rẽ, trong đó có dự án ADB4 và WB3 đã xây dựng được nhiều mô hình PIM nhất. Niềm vui đến với tất cả những người yêu PIM.

MR PIM – NIỀM VUI VÀ TỰ HÀO

  Hội thảo đầu tiên (lần 1) tôi buồn và có chút lo lắng, nhưng hội thảo lần thứ 20 này tôi lại vui và tự hào, vì tôi có cái tên mới Mr. PIM

Như vậy tháng 12 năm 2004 có thể gọi là tháng có ý nghĩa quan trọng đối  với sự phát triển PIM của Việt Nam và cũng là tháng đánh giá kết quả đáng khích lệ của màng lưới PIM Việt Nam và Văn phòng thường trực của VNPIM thời kỳ 1998 – 2004 được thể hiện bằng kết quả soạn thảo, giải trình trong nhiều năm nay các văn bản như :Thông tư “ Hướng dẫn thành lập, hoạt động của tổ chức thuỷ nông cơ sở nay gọi là ” tổ chức hợp tác dùng nước”, “khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam” trong đó có lộ trình thực hiện … đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký ban hành, và đã xây dựng được nhiều mô hình PIM trên các địa bàn trong cả nước.

VNPIM là “Cha đẻ” của CPIM 

Với sự giúp đỡ của các tổ  chức quốc tế, NGOs và với sự chỉ đạo của Bộ NN và PTNT, từ 1997 – 2004, VNPIM phối hợp đã tổ chức 20 cuộc hội thảo quốc gia (Hội thảo chuyên đề về PIM) đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách về PIM, đào tạo, biên soạn nhiều tài liệu phục vụ cho đào tạo, hướng dẫn xây dựng các mô hình PIM, góp phần phần thúc đẩy PIM ở Việt Nam phát triển.

Đặc biệt VNPIM đã trực tiếp soạn thảo văn bản “ Khung Chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam“ đã được Bộ ký ban hành kèm theo công văn  số 3213/BNNTL ngày 30 tháng12 năm 2004. Trong đó có đê xuất thành lập đơn vị tư vấn (CPIM) theo một lộ trình cụ thế, để cùng với VNPIM thực hiện PIM.

Như vậy CPIM được hình thành từ VNPIM, hay nói cách khác VNPIM là “cha đẻ” của CPIM.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CPIM

Tôi muốn chia sẻ những điều tôi biết và tôi làm trong quá trình hình thành CPIM

Rời khỏi VNPIM

Tôi có may mắn, trước khi nghỉ việc khoảng nửa năm có một số đơn vị mời đến tiếp tục làm việc. Tôi suy nghĩ và đã lựa chọn nhận lời làm việc cho Viện KHTL thông qua lời mời từ hai bức thư của anh Tuấn Anh (Giám đốc Viện ), anh Tùng Phong (lúc đó là trưởng phòng HTQT) mang đến trao trực tiếp. Nhắc lại điều này để nói lên tình cảm của anh Tuấn Anh, anh Tùng Phong giành cho tôi và sự kính trọng của tôi đối với cả hai anh ấy. Công việc đầu tiên được giao và tôi đã hoàn thành, đó là dự án của JICA. Tôi đã bắt đầu nghĩ đến VNPIM, vì Văn phòng VNPIM sau khi tôi rời khỏi đã hơn nửa năm, tháng 12/2004 mới bắt đầu củng cố – Thành lập Văn phòng VNPIM mới

Văn phòng mới của VNPIM được thành lập

Ngày 02/12/2004 Cục trưởng Cục TL ký QĐ số 100/QD-TL thành lập văn phòng thường trực VNPIM mới thay thế Văn phòng cũ do thay đổi nhân sự. Quyết định này do Cục trưởng Cục Thủy lợi ký (trước đây do Bộ trưởng ký) và với nội dung: Cục trưởng là Chánh Văn phòng và 1 Phó Cục trưởng làm Phó chánh Văn phòng. Tổ chức bộ máy tổng số có 9 thành viên gồm 1 Cục trưởng, 3 Phó Cục trưởng và 5 cán bộ là lãnh đạo cấp phòng. Số thành viên Văn phòng mới nhiều gấp 3 lần Văn phòng cũ, 100% thành viên của văn phòng bao gồm tất cả các cán bộ lãnh đạo cấp cục và cấp phòng của Cục Thủy lợi. Một sự khác thường trong việc tổ chức và hoạt đông của VNPIM tạo nên sự khác biệt nên các tổ chức quốc tế khó tiếp cận, nên chỉ một năm sau VNPIM hầu như không hoạt động

Hướng tới thành lập CPIM.

Hàng ngày làm việc tại Viện KHTL tôi vẩn “ôm ấp” về VNPIM và luôn nhớ đến “Khung chiến lược vê PIM”Lộ trình thực hiện khung chiến lược PIM” “Thông tư hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.

Chuyện của tôi: Là người trực tiếp soạn thảo các văn bản nói trên nên tôi hiểu rất sâu sắc nội dung, sự cần thiết thành lập đơn vị tư vấn PIM (CPIM) để hỗ trợ cho VNPIM.

Rời khỏi Văn phòng VNPIM tôi đã có gần 7 năm gắn bó, đồng hành thực hiện được nhiều nội dung về PIM. Vì vậy tôi lại càng quan tâm nhiều hơn những việc mình có thể làm được cho sự tồn tại và phát triển PIM

Sau khi nghiên cứu lại lộ trình thực hiện “Khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam “, trong đó có lộ trình thành lập trung tâm tư vấn về PIM. Đây là căn cứ để đê xuất việc thành lập CPIM và cũng là thời gian thích hợp để thành lập CPIM tại Viện KHTL. Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với anh Tuấn Anh và anh Tùng Phong xúc tiến thành lập CPIM tại Viện KHTL. Tôi đã giúp anh Tuấn Anh, anh Tùng Phong dự thảo báo cáo Bộ về việc thành lập CPIM, đồng thời dự thảo điều lệ hoạt động của CPIM để Viện KHTL tham khảo, đặc biệt tôi đã đề xuất biểu tượng (logo) của CPIM để có thêm sự lựa chọn, dựa vao nguyên mẫu biểu tượng của một công ty Canada tôi mang về từ Hội thảo của ICID tại Seoul – Hàn Quốc là CTIM chuyển thành CPIM cũng chỉ để tham khảo nhưng được Anh Tùng Phong, anh Tuấn Anh chấp nhận, coi đây là biểu tượng chính thức của CPIM

Người có công đối với CPIM 

Phải thừa nhận rằng anh Nguyễn Tuấn Anh la một cán bộ lãnh đạo của Viện rất nhạy cảm, bắt nhịp được mọi ý tưởng, đề xuất của chúng tôi và đã cùng anh Tùng Phong trực tiếp chỉ đạo đôn đốc thực hiện. Đây cũng là người có công lớn trong việc xây dựng CPIM sau này

Thành lập CPIM Center for Participatory Irrigation Management

Viện KHTL dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Tuấn Anh hoàn tất hồ sơ trình Bộ quyết định thành lập CPIM.

Ngày 22/12/2004, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã ký quyết định số 4579/QĐ/BNN-TCCB Về việc  thành lập trung tâm tư vấn PIM” Tên giao dịch: Center for Participatory Irrigation Management – viết tắt CPIM, là đơn vị đầu tiên, duy nhất làm tư vấn về PIM ở Việt Nam.

Việc thành lập CPIM tại Viện KHTL cũng không ít trở ngại bởi nhiều lý do khác nhau mà mọi người đã biết. Đối với tôi là người bị chỉ trích mạnh mẽ nhất từ Cục Thủy lợi về sự kiện này cũng không càn phải nói ra, chỉ cần CPIM được thành lập theo đê xuất của tôi từ lộ trình cho đến thực hiện lộ trình  Tuy nhiên có sự hậu thuận của Vụ TCCB (trực tiếp là anh Hải Phó vụ trưởng) va lãnh đạo Bộ (trực tiếp là Thứ trưởng Phạm Hồng Giang) nên việc thành lập CPIM tại Viện KHTL thuận lợi và đã thành công, thực hiện tốt yêu cầu của lộ trình phát triển PIM ở Việt Nam

Những người đầu tiên đến làm việc tại CPIM sau khi có quyết định thành lập

CPIM đã 20 tuổi, kỷ niệm ngày “sinh”, ngoài những người sáng lập và những người có công thành lập, không thể không nhắc đến những người đến với CPIM, làm việc trong những ngày đầu tại văn phòng CPIM, trong đó có các anh lãnh đạo đầu tiên gồm anh Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Tùng Phong, Đoàn Doãn Tuấn, và những cán bộ đầu tiên : Phạm Thị Bích Ngọc (hiện tại làm việc tại Trường Đại Học Stockton – Thủy Điển), sau đó là Phạm Khánh Dung (hiện tại làm việc tại Vụ KHCN Bộ NN và PTNT), Võ Kim Dung (hiện tại làm việc tại CPIM), Trần Đạt (hiện tại làm việc tại Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi), chị Minh (đã nghỉ hưu). Tiếp nối sau này có anh Chí Trung (nguyên Giám Đốc CPIM) và hiện nay là anh Minh Tuyến, anh Xuân Thịnh và nhiều anh em cán bộ chủ chốt lớp trẻ, các “chuyên gia mới” của PIM với trên 10 năm kinh nghiệm đã bổ sung lực lượng CPIM nhiều gấp nhiều lần so với thời kỳ đầu tiên. Tôi rất vinh dự cũng là ngươi có mặt đồng hành không chỉ đối với PIM Việt Nam, VNPIM mà còn đối với cả CPIM ngay từ những ngày còn “thai nghén” cho đến tuổi trưởng thành.

Ngày 20/01/2016, CPIM đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (một cột mốc đáng nhớ cho thấy sự trưởng thành, lớn mạnh của Trung tâm) với sự hiện diện của nhiều lãnh đạo các đơn vị trực thuộc của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị bạn. Sau 10 năm thành lập, phát triển, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu to lớn được Bộ Nông nghiệp trao tặng cờ thi đua cấp bộ, được Thủ tướng tặng bằng khen…và nhiều danh hiệu cao quý khác. Điều đó cho thấy CPIM thực sự đã và đang trưởng thành từng ngày. (Hiện nay tôi được biết, CPIM đang được Nhà nước xem xét tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, vào đúng thời điểm 20 năm thành lập CPIM)

NHỮNG THÁCH THỨC

Trải qua nhiều năm tháng đồng hành với CPIM, với kinh nghiệm, hiểu biết của mình, tôi rất băn khoăn cảm nhận được CPIM đang đứng trước nhiều thách thức. Tôi xin chân thành chia sẻ những thách thức về nhận thức, thay đổi cách tiếp cận, tổ chức hoạt động của CPIM để xác định các biện pháp ưu tiên khắc phục vượt qua, nhăm hướng tới mục tiêu PIM phát triển bền vững

  1. Nhận thức

Nhận thức mà tôi muốn nói đến là các hiểu biết về PIM đó là hiệu quả, vai trò của PIM trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự nghiệp phát triển thủy lợi nói riêng. Để có được nhận thức này phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, sự quan tâm va đồng lòng của nhiều người, nhiêu tổ chức có bên liên quan. Đối tượng cần thay đổi nhận thức về PIM không chỉ là cán bộ CPIM, cán bộ trong ngành, chính quyền các cấp các tổ chức chính trị xã hội, ngươi hưởng lợi từ công trình thủy lợi mà những cán bộ “chủ chốt” trong tổ chức bộ máy của nhà nước. Đây là đối tượng quan trọng có quyền quyết định sự tồn tại và phát triển PIM nói chung, CPIM nói riêng.

Cho đến nay nhiều cán bộ chủ chốt trong ngành vẩn chưa nhận rõ hiệu quả và sự cần thiết của PIM nên đã hạn chế trong việc quan tâm, chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách, thúc đẩy PIM, tạo cơ hội cho CPIM phát triển. Việc nâng cao nhận thức cho đối tượng này, trước hết là trong ngành trong điều kiện như hiện nay là không dễ dàng

  1. Cần thay đổi cách tiếp cận về PIM

Quán triệt về sự tham gia   

Nói đến PIM là phải nói đến hiệu quả, trong dó có hiệu quả trực tiệp (vật chất) và hiệu quả gián tiếp (sự thay đổi môi trường, xã hội, năng lực cá nhân)

Nói đến PIM là nói đến sự tham gia. Sự tham gia không chỉ giới hạn người dùng nước tham gia mà phải huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan tham gia và không chỉ tham gia vào khía cạnh quản lý ở mọi cấp mà phải tham gia từ các khâu qui hoạch, thiết kế, xây dựng, O&M, tài chính, qui trình thiết lập chính sách, đào tạo… phục vụ cho thủy lợi nói chung ở mọi cấp, mọi loại công trình có qui mô khác nhau và tham gia vào các vấn đề liên quan như môi trường, biến đổi khi hậu, các hoạt động thuộc về an ninh, an toàn xã hội… ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của PIM

Sự tham gia phải được thể chế hóa triệt để, rõ ràng, là cớ sở để giao quyền  thực hiện tham gia. Hiện nay tham gia chỉ mới ở mức độ “tay đôi”, người tham gia, tổ chức được tham gia chưa được giao quyền nên tham gia chỉ là hình thức gắn với lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Trong điều 19 khoản 4 của Luật Thủy lợi (2018) đã qui: “Quản lý khai thác cong trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các bên liên quan” Tuy nội dung của tham gia chưa đầy đủ, nhưng cho đến nay (2024) vẩn chưa có hướng dẫn, chưa được giao quyền, chưa tạo được khung pháp lý và khuyến khích các bên liên quan tham gia

 Hướng tới xã hội hóa

PIM phải trở thành một chủ trương lớn của nhà nước, một chương trình quốc gia như các chương trình quốc gia khác, hướng tới mục tiêu xã hội hóa vê thủy lợi (chủ yêu là xã hội hóa dịch vụ và đầu tư xây dựng, quản lý công trình thủy lợi qui mô nhỏ) là một yêu cầu.

Trong quá trinh phát triển PIM ở Việt Nam thời kỳ từ sau năm 1998 đã xuất hiện mô hình tư nhân (trạm bơm anh Lân- Thanh hóa, Kênh tưới ông Thiều – Hà Tĩnh, Trạm bơm Tân Công Chí – Đồng Tháp) hoạt động rất hiệu quả, được nông dân đồng tình, nhưng do chưa có các chính sách phù hợp hỗ trợ, “bảo vệ”, nên không phát triển và mở rộng . Trong nhiều năm gần đây nhà nước có chủ trương “đặt hàng”, nhăm tạo tiền đề xã hội hóa về thủy lợi nhưng vẩn chỉ là hình thức, không thành công, vì cơ chế chính sách không đồng bộ

Thay đổi chính sách giá nước

Luật Thủy lợi đã qui định về “giá nước” (giá dịch vụ công ích thủy lợi), nhưng vẩn không thực hiện được, trở ngại chính không phải là vấn đề kỹ thuật (tính toán giá) mà là vấn đề cơ chế thanh toán (trả tiền nước) theo chính sách “thủy lợi phí cấp bù” không phù hợp với luật giá, không phát huy được tác dụng của giá là “tiết kiệm nước sử dụng”. Vì vậy việc “thực hiện giá nước” theo Luật Thủy lợi qui định  (từ năm 2021), đến nay vẩn còn “bỏ ngỏ”

Mô hình PIM phải đồng bộ hóa với mô hình HTXNN

Mô hình PIM được thay thế bằng mô hình “Thủy lợi cơ sở” qui định trong Luật Thủy lợi đã không đồng bộ hóa được với mô hình HTXNN trong Luật  HTXNN, nên mô hình được xây dựng theo Luật Thủy lợi không phù hợp với yêu cầy và thực tế (nhất là mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở qui mô liên xã) với Luật HTXNN

Sự thay đổi này cũng bắt nguồn từ cán bộ chủ chốt, vì vậy tôi hy vọng chính cán bộ chủ chốt phải làm được điều này, nhận thức được đầy đủ về PIM

  1. Tổ chức

Hoạt động của PIM mang tính tổng hợp khác nhiều so với các lĩnh vực khác, bao gồm đầy đủ cả 4 yếu tố Kinh tế, Kỹ thuật, Chính trị, Xã hội và ngoài nhiệm vụ tham gia lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lời còn phải tham gia lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp thông minh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước. Như vậy PIM mang tính đặc thù, nên tổ chức và hoạt động của tổ chức PIM (trong đó có CPIM) cũng mang thính đặc thù.

PIM từ lâu đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các lĩnh vực liên quan về nông nghiệp, xã hội, nông thôn nhưng lực lượng cán bộ của CPIM chủ yếu mới tập trung vào lực lượng kinh tế kỹ thuật, còn thiếu lực lượng tư vấn về xã hội học, thường phải hợp tác với các chuyên gia, vì vậy cần có sự điều chỉnh hợp lý.  Đặc biệt CPIM đã có thương hiệu, là địa chỉ tư vấn tin cậy của các tổ chức trong nước và quốc tế (đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong các dự án thủy lợi). Để có được thương hiệu này là không dễ dang, Vì vậy khi điều chỉnh tổ chức CPIM phải tính đến vai trò và đặc điểm của CPIM trong các mối quan hệ và cả thương hiệu CPIM hiện có.

Trên đây chỉ là nội dung của một bức thư thể hiện tình cảm và tâm huyết của người yêu nghề, yêu PIM, CPIM, nhưng tôi vẩn mang theo mình một ấn tượng, sự lo lắng về vai trò trách nhiệm của người cán bộ “chủ chốt” trong ngành và bộ máy quản lý nhà nước từ hội thảo về PIM đầu tiên ở Việt Nam cho đến những ý kiến chia sẻ về vai trò thủy lợi với Tổng bí thư trước khi sáp nhập Bộ Thủy lợi và Bộ NN và PTNT. Cũng chỉ là “một bức thư” dài 8 trang gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về chính sách chung về thủy lợi, trong đó có chính thủy lợi phí truyền thống đã được lưu hành rộng rãi. Nhưng rồi chính sách thủy lợi phí mới vẩn ban hành cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập tác động đến IMC và giá nước theo qui định của Luật Thủy lợi. Và cũng chỉ là “một bức thư” gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tôi đã khẳng định nội dung của Pháp Lệnh KT và BV công trình thủy lợi được ban hành có nội dung rõ ràng, đầy đủ, thực tế hơn Luật Thủy lợi vẩn không thực hiện được. Liệu Luật Thủy lợi sắp ban hành có đi vào cuộc sông được không? Tuy không được trả lời từ cán bộ “chủ chốt” (người đứng đầu trong ngành), nhưng việc thực thi Luật đã qua 7 năm nay trả lời điều đó.

Và cũng chỉ là “một bức thứ” hôm nay với tâm huyết về PIM, CPIM, tôi không muốn thất vọng như những bức thư trước với nhiều hy vọng ngôi nhà CPIM của tôi ngày càng khang trang, to đẹp hơn sau mỗi năm về thăm lại nhà.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập CPIM, tôi chúc mừng CPIM, chúc tất cả các bạn trong gia đình CPIM mạnh khỏe, hạnh phúc làm tốt nhiệm vụ của mình đã được giao. Chúc CPIM thành công./.