PGS.TS Trần Chí Trung, ThS Nguyễn Văn Kiên
Trung tâm PIM
- Đặt vấn đề
Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả công trình thuỷ lợi. Trong bối cảnh hiện nay, các lĩnh vực hàng hoá dịch vụ công nói chung, trong đó có dịch vụ thủy lợi phải đổi mới phương thức quản lý để huy động các thành phần kinh tế tham gia sản xuất cung ứng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với luật chơi của cơ chế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng mà vẫn giữ được vai trò quản lý của nhà nước. với bức tranh chung như trên, việc sắp xếp lại các công ty này ra sao, mô hình quản lý, hoạt động sau sắp xếp thế nào là bài toán không đơn giản đặt ra với cơ quan quản lý.
Trên cơ sở kết quả điều tra tại 17 công ty khai thác công trình thủy lơi đại diện cho các vùng miền (2021), bài báo này trình bầy kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp của các công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) để có cơ sờ thực tiễn cho việc đổi mới hoàn hiện mô hình quản lý thủy lợi phù hợp với cơ chế mới, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các hệ thống thuỷ lợi
- Thực trạng cơ cấu tổ chức của các công ty KTCTTL
a). Quy mô và phạm vi quản lý:
Kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy hầu hết các công ty có phạm vi quản lý trên toàn tỉnh, liên huyện, qui mô diện tích tưới bình quân của các công ty KTCTTL là 79,42 nghìn ha. Các công ty phụ trách diện tích tưới lớn, như công ty Hải Dương 181,18ha, Công ty Tây Ninh 148,83ha, Công ty Trà Vinh 253,36ha.
Tuy nhiên, về quy mô và phạm vi quản lý của các công ty KTCTTL còn tốn tại các vấn đề là:
– Các tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Thanh Hóa còn các công ty được thành lập theo qui mô hệ thống thủy lợi có qui mô liên huyện, thậm chí theo quy mô huyện dẫn đến có một số công ty có diện tích cung cấp dịch vụ thủy lợi khá nhỏ, như Công ty KTCTTL Mỹ Thành chỉ phục vụ cho 14.500 ha, nhưng tổ chức bộ máy quản lý điều hành vẫn duy trì đầy đủ các bộ phận như các tổ chức có qui mô lớn.
– Công ty KTCTTL tỉnh Bình Phước chỉ quản lý một số công trình vừa và lớn có tưới cho 6..9200 ha, còn lại được giao cho các địa phương quản lý do tỉnh Bình Phước hầu hết là công trình thủy lợi nhỏ, phân tán
Các công ty KTCTTL được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (2020) là công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu là nhà nước nắm 100% vốn điều lệ của công ty và có toàn quyền thay đổi cơ cấu tổ chức như bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê các cấp quản lý doanh nghiệp. Hầu hết các công ty đều áp dụng mô hình chủ tịch công ty ngoại trừ Công ty Nam Hà Tĩnh là mô hình Hội đồng thành viên.
Bộ máy quản lý điều hành: gồm Chủ tịch công ty hay Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc và các phó giám đốc công ty, kiểm soát viên và kế toán trưởng. Ở một số công ty, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty. Một số công ty cũng đưa ra ý kiến cho rằng nên thực hiện mô hình chủ tịch chủ tịch công ty kiêm giám đốc sẽ hiệu quả nhất. Lý do được đưa ra là chỉ có người thực thi điều hành thì mới thực hiện được hoạt động kinh doanh, xây dựng được chiến lược phát triển tốt. Thực tế, ở một số công ty, giám đốc có rất ít quyền hành thực sự, hầu hết mọi quyết định do chủ tịch HĐTV là đại diện chủ sở hữu, một số hoạt động có sự trùng lặp giữa chủ tịch và giám đốc. Do đó, nếu không có sự đồng thuận, phối hợp giữa chủ tịch Công ty và giám đốc hoạt động của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.
Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ phổ biến là: Phòng Tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật và quản lý công trình, phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch và quản lý tưới tiêu. Hầu hết các công ty có 4-5 phòng nghiệp vụ phù hợp với Nghị định 67/2018/NĐ-CP yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi có các bộ phận chuyên trách về quản lý công trình, chuyên trách về quản lý nước, chuyên trách về quản lý kinh tế. Ngoài ra, Công ty Ninh Thuận mới được thành lập Ban kiểm soát nội bộ.
Các công ty thành lập 4-10 đơn vị sản xuất thực hiện dịch vụ thủy lợi là các chi nhánh, cụm, trạm thủy nông. Đối với công ty có quy mô tỉnh, liên huyện các đơn vị sản xuất là các chi nhánh thủy lợi theo phạm vi từng huyện, liên huyện, dưới các chi nhánh có có các tổ chuyên môn và các cụm thủy nông quản lý công trình thủy lợi theo các nhóm xã trên địa bàn hoạt động. Đối với công ty có quy mô huyện, các đơn vị sản xuất là các cụm thủy nông quản lý công trình thủy lợi theo các nhóm xã trên địa bàn hoạt động của công ty.
Một số công ty có các xí nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh thức hiện các dịch vụ khác, như tư vấn thiết kế, thi công xây lắp và sửa chữa công trình. Công ty KTCTTL Thái Nguyên có xí nghiệp thủy sản.
- c) Nhân lực quản lý vận hành công trình:
- i) Tổng số lao động:
Kết quả khảo sát về nhân lực ở các công ty KTCTTL cho thấy số lượng lao động ở các công ty bình quân là 401 người, trong đó công ty Hải Dương lớn có số lượng lao động lớn nhất là 1.490 người, trong khi đó các công ty có số lao động thấp như Công ty Mỹ Thành 88 người, công ty Bình Phước 98 người.
Tổng số lao động ở các công ty hầu hết là bằng hoặc thấp hơn theo định mức kinh tế-kỹ thuật được phê duyệt. Đối với các công ty có số lượng lao động lớn là do các công ty quản lý nhiều công trình thủy lợi nhỏ đặc biệt là các trạm bơm (Nam Sông Mã, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh..), do công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, phải có người thường xuyên trông coi, bảo vệ. Mặt khác, do tính chất vận hành liên tục của trạm bơm >8h/ngày nên theo qui định về an toàn lao động thì tối thiểu phải có 2 người vận hành trên 01 trạm bơm bất kể qui mô diện tích phục vụ.
Một số công ty có tổng số lao động thấp hơn nhiều so với định mức kinh tế-kỹ thuật như Công ty Nam Ninh, Công ty Mỹ Thành, Công ty Hưng Yên, Công ty Thừa Thiên.- Huế, Đối với các công ty có số lượng lao động thấp so với định mức là do các yếu tố sau:
- Định mức KTKT chưa được xây dựng/cập nhật theo thực tế và phê duyệt;
- Số lượng lao động được tuyển dụng chính thức trong Công ty phải dựa trên định mức KTKT và được sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh dựa trên ý kiến tham mưu của các ban ngành, chủ yếu là Sở Nội vụ và Sở Tài chính. Ví dụ như Công ty Nam Ninh hiện nay số lượng nhân sự mới chỉ đạt 62% theo định mức, không đáp ứng được yêu cầu vận hành hiện tại. Mặc dù Công ty đã xin ý kiến nhiều lần về tuyển dụng bổ sung nhân sự nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận của UBND tỉnh.
Mức lương cho người lao động không cao nên việc điều động cán bộ văn phòng xuống làm việc tại chi nhánh, cụm trạm hoặc tuyển dụng lao động cho các chi nhánh ở cách xa trung tâm dễ ảnh hưởng đến việc rời bỏ công việc. Công ty KTCTTL Thừa Thiên Huế, mặc dù đã đăng tuyển nhiều lần nhưng vẫn chưa tuyển dụng được người lao động có trình độ, thậm chí người lao động tiếp tục chuyển sang các đơn vị khác để có thu nhập cao hơn.
- ii) Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp:
Lực lượng lao động gián tiếp gồm ban lãnh đạo điều hành, cán bộ văn phòng của các phòng chuyên môn nghiệp vụ ở văn phòng công ty và ở các chi nhánh. Đối với mô hình chủ tịch công ty, người quản lý công ty thường dao động trong khoảng từ 4- 6 người, trong khi đó, đối với mô hình hội đồng thành viên (Hà Tĩnh) thì số người quản lý lại có đến 9 người. Số lượng lao động gián tiếp các phòng chuyên môn nghiệp vụ 18-237 người ở mỗi công ty tùy theo qui mô công ty, bình quân 60 người/công ty. Tỷ lệ lao động gián tiếp ở các công ty bình quân là 19%.
Các vấn đề đối với lực lượng lao động gián tiếp là:
– Các công ty có tỷ lệ lao động gián tiếp cao như công ty Hà Nam tới 31%, Công ty Thừa Thiện-Huế 27%, công ty Nam Ninh 25%. Tỷ lệ lao động gián tiếp cao cho thấy cần xem lại cơ cấu bộ máy quản lý và bố trí phân công lao động ở các đơn vị này
– Các tỉnh có nhiều công ty thì chi phí lao động gián tiếp, bao gồm người quản lý công ty và cán bộ của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khá lớn, trong khi hầu như toàn bộ các nguồn thu này đến từ nguồn hỗ trợ của nhà nước đối với sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi Lực lượng lao động trực tiếp là lao động ở các chi nhánh, cụm,, trạm thủy nông. Số lượng lao động trực tiếp phụ thuộc theo quy mô diện tích tưới tiêu của các chi nhánh, cụm thủy nông, tỷ lệ lao động trực tiếp ở các công ty từ 56 đến 94%, bình quân 81%.
Một số công ty quản lý công trình thủy lợi nhỏ thuê lại theo hợp đồng thời vụ với các tổ chức thủy nông cơ sở để quản lý công trình thủy lợi nhỏ. Như vậy, về bản chất thì các công trình này sẽ do công ty quản lý nhưng thực chất các tổ chức ở cơ sở mới là người trực tiếp quản lý vận hành. Khi qui mô diện tích tưới tiêu nhỏ như Công ty Mỹ Thành hoặc công ty quản lý nhiều trạm bơm nhỏ, quản lý đến mặt ruộng như Công ty Hưng Yên nếu tính đúng, tính đủ thì không đảm bảo nguồn trả lương cho người lao động. Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực vận hành các CTTL phục vụ tưới tiêu, các công ty phải hợp đồng thuê lao động thời vụ để vận hành và bảo vệ CTTL, chủ yếu là những người trước đây là các nhân công vận hành bơm ở các HTX. Việc tri trả cho các đối tượng này được thực hiện theo thỏa thuận giữa Công ty và người nhận khoán, không chịu ràng buộc bởi Luật Lao động (mức tri trả tối thiểu bằng mức tối thiểu vùng và các khoản theo lương khác) điều này giúp Công ty giảm đáng kể mức chi phí cho các hoạt động khác. Bất cập ở vấn đề này là không đáp ứng được yêu cầu của an toàn lao động mỗi khi Sở Lao động thương binh xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Công ty KTCTL Hưng Yên thực hiện quản lý công trình từ đầu mối đến mặt ruộng (phần nội đồng) để thực hiện được yêu cầu quản lý, gần 2.000 thủy nông viên vốn là thành viên của các tổ chức thủy nông cơ sở trước đây được thuê thời vụ theo hình thức giao khoán mới đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ công ích, các lao động này không được hưởng chính sách về bảo hiểm xã hội. Tỉnh Nam Định giao toàn bộ các trạm bơm nhỏ cho các công ty quản lý vốn trước đây là các công trình thuộc các Hợp tac xã, trong số đó có khá nhiều trạm bơm có qui mô 5-10ha, các công ty ký hợp đồng với người vận hành trạm bơm nên có vi phạm về quản lý an toàn lao động
iii) Số lao động theo quy mô diện tích tưới:
Kết quả bảng trên cho thấy diện tích bình quân theo tổng số lao động của các công ty là 265,86ha/người, trong đó lớn nhất là 1.583,5ha/người (công ty Trà Vinh) và nhỏ nhất là 70,6ha/người (công ty Bình Phước). Trong khi đó bình quân diện tích theo lao động trực tiếp là 334,28ha/người, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa diện tích bình quân theo tổng số lao động cũng như theo lao động trực tiếp ở các công ty. Các công ty có bình quân diện tích theo lao động trực tiếp lớn, như công ty Trà Vinh 1.948,9ha/người, Công ty Tây Ninh 822,2 ha/người. Các đơn vị có bình quân diện tích theo lao động trực tiếp lớn phản ánh sự bố trí lao động hợp lý, hiệu quả
Trong khi đó còn nhiều công ty có bình quân diện tích theo lao động trực tiếp thấp như công ty Bình Phước 93,5ha/người, Công ty Nam Đuống 102,9ha/người. Các đơn vị có bình quân diện tích theo lao động trực tiếp thấp là do:
– Công ty quản lý nhiều công trình, đặc biệt là các công trình trạm bơm tưới tiêu nhỏ do loại hình công trình này cần lực lượng lao động thường xuyên để theo dõi, vận hành và bảo vệ công trình;
– Các công ty ở vùng MNPB, Đông Nam bộ, Tây Nguyên có nhiều công trình thủy lợi nhỏ phân tán hay các công ty ở vùng đồng bằng nhưng quản lý nhiều công trình thủy lợi nhỏ nên cần số lượng lớn lao động trực tiếp
– Ngoài ra một phần là do các đơn vị KTCTTL bố trí lao động chưa hợp lý, thiếu hiệu quả. Các công ty chưa quan tâm đến tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua xác định vị trí việc làm để giảm bớt lực lượng lao động không cần thiết
- Thực trạng quản trị doanh nghiệp
Mặc dù các công ty KTCTTL chủ yếu hoạt động dịch vụ công ích về thủy lợi nhưng cơ chế hoạt động được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, các qui định đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo hình thức công ty TNHH MTV. Nhìn chung các công ty đã có sự đổi mới về tổ chức, cơ chế quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL.Việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý khai thác CTTL đã tạo thuận lợi cho khai thác hiệu quả hơn CTTL, bám sát hơn thực tế nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước. Do vậy mà kết quả phục vụ tưới, tiêu của CTTL được cải thiện, hầu hết các công trình được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn, tạo nguồn nước tưới ổn định, tăng diện tích tưới chủ động.
Một số công ty đã xây dựng các qui chế về sáng kiến giảm chi phí, cải thiện hiệu quả vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty điều đó thúc đẩy người lao động phát huy năng lực và sáng kiến đem lại hiệu quả thực sự cho công ty. Như ở Công ty Bắc Sông Mã có 2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được xếp giải A là sáng kiến “Tăng doanh thu và hiệu quả thực hiện kế hoạch diện tích tưới tiêu hằng năm” và sáng kiến “Tiết kiệm điện năng trong phục vụ sản xuất”. Các giải pháp để thực hiện tăng doanh thu và hiệu quả thực hiện kế hoạch diện tích tưới tiêu hằng năm được áp dụng như rà soát diện tích tạo nguồn cho các công ty đang phục vụ, tăng cường công tác nâng cao khối lượng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác” đem lại tổng doanh thu do sáng kiến đem lại là 3,8 tỷ đồng. Các giải pháp để thực hiện tiết kiệm điện năng trong phục vụ sản xuất được thực hiện như đổi mới phương pháp điều hành tưới, tiêu, giảm bơm vào giờ cao điểm, tận dụng bơm vào ngày chủ nhật, tối đa bơm vào giờ thấp điểm. tăng cường kiểm tra CTTL và đánh giá nhu cầu nước để có phương án cấp nước phù hợp tiết kiệm. lắp đặt các trạm bơm không ống để giảm thời gian vận hành và chi phí điện năng, lắp đặt hệ thống tụ bù để nâng hệ số công suất (cos f). Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trong sáng kiến đã tiết kiệm được 590.190kWh điện và tiết kiệm cho Công ty được 1,16 tỷ đồng/năm
Các tồn tại bất cập chủ yếu dẫn đến chất lượng quản trị của các công ty KTCTTL còn thấp là:
– Tổ chức quản trị sản xuất thiếu khoa học nên chi phí sản xuất cao, tiêu hao năng lượng nhiên liệu lớn, năng suất lao động thấp
– Chưa có quyền tự chủ về lao động, nhân lực, tiền lương: Các công ty chưa xây dựng được đề án vị trí việc làm và cơ chế khoán trả lương cho người lao động. Việc tuyển dụng lao động, nâng lương, nâng bậc, sắp xếp và sử dụng lao động trong công ty phụ thuộc vào sự quyết định của nhà nước
– Thiếu cơ chế khuyến khích người lao động vận hành tiết kiệm nên gây thất thoát nước, vận hành ít kiểm soát gây lãng phí nước, tiền điện bơm
– Hoạt động dịch vụ tưới tiêu vẫn bị chi phối và chịu áp lực của chính quyền, doanh nghiệp không có quyền từ chối phục vụ tưới tiêu khi hộ dùng nước không ký hợp đồng.
– Thiếu cơ chế ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫn đến năng suất lao động thấp, chí phí sản xuất cao.
- Kết luận
Kết quả phân tích một số yếu tố về thực trạng cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp của các công ty KTCTTL cho thấy, một số nơi có mô hình quản lý, khai thác tốt, phù hợp quy định của pháp luật đã phát huy tốt hiệu quả công trình thủy lợi. Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tổ chức của các công ty KTCTTL còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế. Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Mô hình doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi chưa hoàn thiện ở một số tỉnh có công trình thủy lợi lớn, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy hiệu quả công trình. Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế, bộ máy tổ chức cồng kềnh, chất lượng cán bộ công nhân chưa cao, chất lượng quản trị không cao dẫn đến năng suất lao động thấp, sử dụng nước lãng phí. Quản lý doanh nghiệp vẫn mang tính chất mệnh lệnh hành chính, chủ yếu vẫn thực hiện cơ chế giao kế hoạch, Việc phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp chưa hết tiềm năng thiếu cơ chế giám sát, do đó đã hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp, đồng thời dẫn đến việc thiếu động lực hoạt động. Do vậy mà cần nghiên cứu đánh giá tổng thể về hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trong thời gian vừa qua, đề ra các định hướng, giải pháp mới nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, đời sống người dân, phù hợp với tình hình hiện nay