Hoạt động PIM của tổ dùng nước Ma Hoa-Châu Đắc thuộc hệ thống thủy nông Sông Sắt – tỉnh Ninh Thuận

Trung tâm tư vấn PIM và Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á đã triển khai các hoạt động nhằm xây dựng một tổ chức quản lý hệ thống thủy nông nội đồng thực sự của người dân, do dân làm chủ tại xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

MỞ ĐẦU

Khuyến khích nông dân tham gia quản lý hệ thống công trình thủy lợi là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đã coi việc phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của người dân (mô hình PIM) là điều kiện bắt buộc luôn gắn liền với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tưới tiêu từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn ODA.

Dự án khai thác tổng hợp nguồn nước có tên gọi dự án “Hồ chứa nước sông Sắt” được thực hiện tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do vậy việc thành lập các tổ chức quản lý hệ thống thủy nông nội đồng theo mô hình PIM là một phần việc quan trọng buộc cơ quan quản lý dự án cũng như các cơ quan liên quan phải thực hiện.

Theo quyết định số 06/QĐ-CTKTCTTL-BQL ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Ban Quản lý dự án PIM – Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Ninh Thuận phê duyệt gói thầu tư vấn xây dựng mô hình quản lý hệ thống thuỷ nông có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi thuộc dự án “Hồ chứa nước sông Sắt”, hợp đồng tư vấn xây dựng mô hình quản lý hệ thống thuỷ nông có sự tham gia của người dân (PIM) giữa Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Ninh Thuận và liên danh nhà thầu Trung tâm tư vấn PIM và Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á đã được ký ngày 08 tháng 7 năm 2008. Sau khi hợp đồng được ký kết, nhóm tư vấn của Trung tâm PIM và Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á đã tiến hành một loạt các hoạt động nhằm xây dựng một tổ chức quản lý hệ thống thủy nông nội đồng thực sự của người dân, do dân làm chủ tại xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

TỔ DÙNG NƯỚC MA HOA – CHÂU ĐẮC

1. Lý do chọn hai thôn Ma hoa – Châu Đắc để xây dựng Tổ dùng nước (TDN)

– Ma Hoa và Châu Đắc là 2 trong 5 thôn thuộc xã Phước Đại, 95% số hộ của 2 thôn là người Rắc Lây

– Diện tích canh tác của 2 thôn đều nằm trong khu tưới của hệ thống thủy nông Sông Sắt

– Lấy nước tưới từ 7 tuyến kênh trong đó có 1 kênh cấp 2 và 6 kênh vượt cấp đã được xây dựng (3 thôn còn lại chưa có hệ thống kênh cấp 3)

– Có diện tích trồng lúa nước tương đối lớn (60 ha) và có thể khai hoang thêm 60 ha khi các tuyến kênh nội đồng được hoàn chỉnh

– Trong xã đã có một số hộ dân trồng lúa nước

– Trình độ dân trí tương đối cao hơn so với các xã khác

– Người dân trong 2 thôn có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau

– Đội ngũ lãnh đạo xã năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm

– Trung tâm xã gần đường giao thông

– Là xã chưa được hưởng lợi từ các dự án khác đang thực hiện trong huyện

2. Sơ đồ hệ thống kênh tưới của TDN Ma hoa – Châu Đắc

3. Sơ đồ tổ chức của TDN Ma Hoa – Châu Đắc

4.      Các hoạt động đã và sẽ thực hiện của TDN Ma Hoa – Châu Đắc

5. Kết quả đáng ghi nhận

TDN Ma Hoa – Châu Đắc đã được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động:

– Xây dựng được Quy chế hoạt động trong đó có quy định mức thu – chi phí thủy lợi nội đồng (đây là vấn đề hoàn toàn mới vì trước đó người dân chưa có khái niệm phải trả tiền khi dùng nước tưới)

– Xây dựng được Nội quy hoạt động của TDN trong đó có quy định cụ thể mức khen thưởng cho các thành viên có thành tích trong việc sử dụng và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi đồng thời quy định cả mức phạt cho các hành vi vi phạm

– Ngay sau khi thành lập TDN phát động phong trào thi đua nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy chào mừng ngày 30/4 và 1/5/2009 đã huy động được hầu hết các hộ dùng nước tham gia kể cả 4 hộ dân không sống tại hai thôn Ma Hoa, Châu Đắc nhưng có ruộng dùng nước từ các kênh tưới của Ma Hoa – Châu Đắc

– Người dân phấn khởi vì được tham gia tập huấn, tham gia họp thôn, họp TDN và đặc biệt là các ý kiến của họ luôn luôn được lắng nghe và được thảo luận

– Sau khi nạo vét kênh mương, phần lớn các diện tích cấy lúa nước nhận đủ nước và năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt: Lúa vụ Chiêm Xuân 2009 tăng từ 25tạ/ha lên khoảng 40tạ/ha; Ngô tăng từ 26 tạ/ha lên khoảng 35 tạ/ha

– Các hộ dùng nước đã tự giác đăng ký diện tích dùng nước (diện tích tạm thời được tính dựa trên số lượng ca giống)

– Tỷ lệ nộp phí thủy lợi nội đồng trong vụ Chiêm Xuân 2009 đạt trung bình 75 % (thôn Châu Đắc thu đạt 100%; thôn Ma Hoa thu đạt 50%) hiện tại các NDN vẫn tiếp tục thu

6. Một số hình ảnh hoạt động

Công trình đầu mối hệ thống thủy nông Sông Sắt
Phó chủ tịch UBND huyện Bác Ái Trần Hữu Đức phát biểu tại Hội thảo triển khai dự án PIM Ngày 23/9/2008
Một buổi học tại công trình
Chủ tịch UBND xã Cao Thanh Phước nhấn mạnh tầm quan trọng của khóa tập huấn
Bí thư thôn Châu Đắc: Pinăng Bưu hướng dẫn thảo luận Quy chế của TDN
Bí thư thôn Ma Hoa: Pinăng Viết trình bày sơ đồ tổ chức của TDN Ma Hoa – Châu Đắc
Buổi họp BQL đầu tiên của TDN