Hàn Quốc là đất nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa với Việt Nam, cũng từng trải qua thời kỳ chiến tranh gian khổ, nhiều mất mát hy sinh như dân tộc Việt Nam. Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc bị phá hủy gần như hoàn toàn, là nước nghèo nhất thế giới (vào những năm 1950), người dân mất hoàn toàn hy vọng vào tương lai, rượu chè, cờ bạc tràn lan và chỉ trông chờ viện trợ từ bên ngoài. Hàn Quốc nghèo về tài nguyên thiên nhiên, phần lớn diện tích đất nước là đồi núi hiểm trở, chỉ có khoảng 22% tổng diện tích đất có thể canh tác; khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mùa đông lạnh giá kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. Vậy sức mạnh nào đã đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc có nền kinh tế đứng thứ 12(xếp hạng năm 2013) trên Thế giới? Đó chính là những chính sách phát triển kinh tế mạnh mẽ với “quyết tâm chính trị cao” và “có sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ”, trong đó nổi bật nhất là các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp và phát huy nội lực
“NẾU LÀM THÌ SẼ ĐƯỢC” VÀ “CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC”- KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TỪ PHONG TRÀO SAEMAUL UNDONG HÀN QUỐC
3:55 chiều 04/12/2019
745 lượt xem
Bài viết liên quan
- Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé trong việc phối hợp quản lý, vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, Nâng cao nhận thức cộng đồng
- PHÁT HUY VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Hỗ trợ 5 tỉnh phát triển nông nghiệp chống chịu hạn hán
- Thạch hà xây dựng quy hoạch tưới tiêu đến năm 2025, định hướng đến 2030
- Chuyến tiếp sức học sinh vùng cao đến trường tại Mường Khương-tỉnh Lào Cai