Dự án phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh 2015

Trung tâm tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân (PIM) đã được Sở nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh giao thực hiện 2 nhiệm vụ:: Điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và tình hình công tác duy tu bảo dưỡng và Thành lập, cũng cố tổ sử dụng nước thuộc dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh (Dự án CIDA) giai đoạn 2011-2016

Ks. Mai Quốc Khánh

Trung tâm tư vấn PIM

1. Giới thiệu chung

Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh (Dự án CIDA) hỗ trợ cho việc thực hiện các ưu tiên chính trong Kế hoạch 5 năm PTNNNT của tỉnh. Dự án sẽ tập trung cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh trọng một số lĩnh vực nông nghiệp được lựa chọn. Các ưu tiên sẽ được xác định thông qua các phân tích thị trường và các cuộc tham vấn với các bên liên quan ở cấp trung ương, tỉnh và địa phương. Trong suốt thời gian triển khai, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ đầu tư một số hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ khuyến nông (dự kiến tập huấn cho trên 30.000 nông dân) nhằm cải thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của họ tại các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 xã của 3 huyện được chọn.

Để thực hiện những nội dung mà dự án đưa ra, hợp phần về điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và tình hình công tác duy tu bảo dưỡng sẽ giúp địa phương đánh giá được hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp do dự án CIDA tài trợ; thông qua đó sẽ đề xuất phương án và triển khai hoạt động duy tu bảo dưỡng một cách bền vững. Hợp phần còn lại về thành lập, cũng cố tổ sử dụng nước sẽ giúp củng cố các HTX nông nghiệp hoặc tiến hành thành lập mới các mô hình TCDN nhằm phát huy sự tham gia của người dân để quản lý hiệu quả, bền vững công trình thủy lợi nội đồng tại các địa phương trong vùng dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đồng thời tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các TCDN về quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình thủy lợi;

2. Mục tiêu, nội dung hoạt động

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu của 2 hợp phần là đánh giá được hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp do dự án CIDA tài trợ; thông qua đó sẽ đề xuất phương án và triển khai hoạt động duy tu bảo dưỡng một cách bền vững và thành lập, cũng cố tổ sử dụng nước sẽ giúp củng cố các HTX nông nghiệp hoặc tiến hành thành lập mới các mô hình TCDN nhằm phát huy sự tham gia của người dân để quản lý hiệu quả, bền vững công trình thủy lợi nội đồng tại các địa phương trong vùng dự án.

2.2. Phạm vi thực hiện

Phạm vi thực hiện của hai hợp phần nằm ở 13 xã thuộc 3 huyện: Thạch Hà, Kỳ Anh và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh

2.3. Nội dung hoạt động

– Hợp phần điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và tình hình công tác duy tu bảo dưỡng

Hợp phần này bao gồm các hoạt động sau:

Nội dung 1: Điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại 13 xã vùng dự án:

Nội dung 2: Phân tích đánh giá hiệu quả, so sánh các yêu cầu quy định, TCVN về quản lý khai thác và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông thủy lợi.

Nội dung 3: Đề xuất phương án và triển khai hoạt động duy tu bảo dưỡng 1 cách bền vững. Các phương án đề xuất đảm bảo sự tham gia hiệu quả của phụ nữ và nam giới trong vận hành duy tu bảo dưỡng công trình.

– Hợp phần thành lập, cũng cố tổ sử dụng nước

Hợp phần này bao gồm các hoạt động sau:

Nội dung 1: Điều tra đánh giá thực trạng thủy lợi và hoạt động của các tổ chức quản lý thủy lợi ở các xã trong vùng dự án.

Nội dung 2: Thành lập/ củng cố các Tổ chức dùng nước

Thảo luận đề xuất, lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp với từng địa phương; Xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của tổ chức dùng nước, trong đó có kế hoạch phân phối nước, bảo dưỡng công trình, tự chủ tài chính trên nguyên tắc cân đối thu chi, xác định mức thu thủy lợi phí nội đồng, hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm;

Nội dung 3: Tập huấn nâng cao năng lực cho các TCDN:

Hoạt động 3.1: Đánh giá nhu cầu đào tạo

Hoạt động 3.2: Xây dựng tài liệu tập huấn

Hoạt động 3.3: Tổ chức tập huấn

Hoạt động 3.4: Đánh giá kết quả tập huấn.

3. Kết quả và kiến nghị:

3.1. Kết quả:

Kết quả hợp phần điều tra , đánh giá hiệu quả các công trình do dự án CIDA tài trợ như sau:

– Về cơ bản, các công trình đã phát huy được hiệu quả, phục vụ tốt cho dân sinh và phát triển sản xuất. Các xã đã dành kinh phí cấp bù của Nhà nước cho công tác duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi (nguồn thủy lợi phí cấp bù và nguồn phí dịch vụ thủy lợi nội đồng), từ 5%-50%. Tuy nhiên tại một số địa phương vẫn còn những tình trạng chưa đưa nguồn kinh phí này vào công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên;

– Không có nguồn kinh phí cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên công trình giao thông nông thôn, nguồn kinh phí này phụ thuộc vào việc xin kinh phí hỗ trợ hàng năm của cấp trên hoặc nguồn ngân sách của xã và huy động từ người dân;

– Kết quả đánh giá hiệu quả hệ thống thủy lợi, các tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng bởi dự án CIDA( 38 công trình) đều mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao năng suất cây trồng, giảm thời gian dẫn nước, giảm công nạo vét kênh mương, tăng hệ ố sử dụng ruộng đất, giảm thời gian đi lại và giúp phụ nữ có thể đi lại thuận tiện cho phục vụ sản xuất. Một số kết quả được thể hiện: năng suất tăng từ 0,3-1,7 tấn/ha, giảm 5-10% chi phí sản xuất, giảm 10-20 triệu đồng/năm tiền nạo vét kênh mương…

– Đã tổ chức hội thảo góp ý báo cáo điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và tình hình công tác duy tu bảo dưỡng với các bên liên quan gồm Ban quản lý dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh, phòng Nông nghiệp 3 huyện Thạch Hà, Kỳ Anh, Đức Thọ và đại diện các xã, HTX. Hội thảo đã có những góp ý, nhận xét và những bổ sung tích cực cho báo cáo cũng như những vướng mắc, bất cập chung mà các TCDN ở Hà Tĩnh đang gặp phải hiện nay.

Kết quả hợp phần thành lập, củng cố các TCDN ở 13 xã trong phạm vi của dự án

– Đã tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi nội đồng tại 13 xã thuộc 3 huyện trong vùng dự án về công trình và mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình công trình thủy lợi nội đồng; đánh giá các yếu tố về giới nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ trong quản lý thủy nông;

– Đã tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo ở tất cả 13 xã thuộc 3 huyện về các nội dung dự kiến sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực: Quản lý tưới có sự tham gia và chuyển giao quản lý tưới (PIM và IMT); các chính sách phát triển PIM; chế độ tưới cho các loại cây trồng; vận hành bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi và quản lý tài chính cho TCDN.

– Đã thành lập/củng cố được 17 tổ chức thủy nông cơ sở thông qua các hoạt động: hỗ trợ họp dân, lấy ý kiến, xây dựng dự thảo điều lệ và quy chế hoạt động;

– Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng gần 200 học viên trên tổng số 13 xã là các thành viên trong TCDN và đại diện một số hộ hưởng lợi.

Một số hình ảnh kết quả thực hiện dự án: 

3.2. Kiến nghị

– Cần điều chỉnh chi tiết hơn các khoản mục chi của nguồn thủy lợi phí để phù hợp với chủ trương của nguồn kinh phí cấp bù (dành cho công tác quản lý, sửa chữ, bảo dưỡng thường xuyên công trình);

– Cần phân cấp rõ các công trình đường giao thông trên địa bàn xã, xây dựng các tổ quản lý, tổ tự quản để phát huy hiệu quả công trình GT. Xây dựng quy chế quản lý đường giao thông một cách chi tiết để các bên có kế hoạch thực hiện;

– Đề nghị ngân sách Nhà nươc bảo đảm hỗ trợ nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống đường giao thông nông thôn;

– Thành lập các mô hình Tổ quản lý duy tu, bảo dưỡng công trình gồm các thành viên của Xã: cán bộ Giao thông thủy lợi, cán bộ tài chính và đại diện các thôn để thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông trên địa bàn xã;

– Cần phải quy định rõ định mức/ tỷ lệ chi cho các nội dung quản lý, sữa chữa thường xuyên, sữa chữa lớn để các địa phương, đơn vị thực hiện được dễ dàng;

– Các địa phương đã có Tổ chức dùng nước thực hiện quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi thì UBND các xã cần để cho các Tổ chức dùng nước được tự hạch toán nguồn thu – chi của tổ chức trên cơ sở những quy định của pháp luật

– Hàng năm cần xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý, vận hành và bảo dưỡng CTTL, quản lý sử dụng và thanh quyết toán tài chính, đặc biệt là kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí của nhà nước cho các Tổ chức TNCS;

– Các địa phương là những HTXNN có nhiều dịch vụ hoạt động, cần phải hạch toán riêng từng hạng mục kinh doanh, đặc biệt là nguồn hỗ trợ của Nhà nước.