Nghiên cứu mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa vùng đất dốc, nông trường sông Bôi, tỉnh Hòa Bình

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây các loại cây trồng nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm lượng nước tưới, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, từng bước hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt là đối với vùng đất dốc.

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY DỨA VÙNG ĐẤT DỐC, NÔNG TRƯỜNG SÔNG BÔI, TỈNH HÒA BÌNH
(Tạp chí Đại học thủy lợi )

TS. Đinh Vũ Thanh – Vụ Khoa học công nghệ

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn – Viện Khoa học Thuỷ lợi

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây các loại cây trồng nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm lượng nước tưới, góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, từng bước hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt là đối với vùng đất dốc.
Bài viết này nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu bước đầu về xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước và xác định chế độ tưới và kỹ thuật tưới hợp lý cho cây dứa ở Nông trường Sông Bôi, tỉnh Hoà Bình, bao gồm việc xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu nước cho cây trồng, thiết kế lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới.

Dứa được xếp vào một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu ở nước ta, cùng với cây chuối và cây có múi (cam, chanh, quýt và bưởi), có giá trị dinh dưỡng cao nên các sản phẩm của dứa có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với khối lượng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, dứa được trồng nhiều ở các vùng khác nhau trong cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2002, tổng diện tích dứa trên cả nước đạt 37.800 ha, với sản lượng đạt 292.000 tấn, trong đó một khối lượng lớn dùng để chế biến xuất khẩu. Trong điều kiện tự nhiên bình thường, theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, năng suất dứa đạt từ 50¸55 tấn/ha (đối với giống Cayen) và từ 20 ¸ 25 tấn/ha (đối với giống Queen)

Khu vực miền núi và trung du phía Bắc có tổng diên tích tự nhiên khoảng 9,7 triệu ha trong đó diện tích trồng cây nông nghiệp chiếm 10,46% (1.018.810 ha), diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả chiếm 0,5% và đặc biệt diện tích đất chưa sử dụng chiếm một lượng rất lớn là 59,7%. Vì vậy quy hoạch phát triển cây dứa sẽ đáp ứng mục tiêu về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồi núi và trung du. Tuy nhiên vùng đồi núi do địa hình và kinh phí đầu tư lớn, là vùng khó khăn trong phát triển thuỷ lợi. Mặc dù cây dứa có khả năng thích ứng cao với nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt, nhưng chế độ ẩm trong đất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dứa. Khi các điều kiện tưới tiêu tốt, năng suất dứa tăng lên đáng kể so với thông thường. Do đó việc cung cấp nước và xây dựng một chế độ tưới thích hợp cho cây dứa trên vùng đồi là một vấn đề rất cần thiết tạo ra thế mạnh và tăng tính cạnh tranh các vùng trồng dứa trên cả nước.

Cho đến nay ở Việt Nam ta chưa có nghiên cứu nhiều về nhu cầu nước, chế độ tưới cũng như quy trình tưới cho cây dứa, đặc biệt đối với các giống dứa năng suất cao như Cayen

Bài viết này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu bước đầu về xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa ở Nông trường Sông Bôi, tỉnh Hoà Bình, bao gồm việc xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu nước cho cây trồng, thiết kế lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới, nhằm đưa ra chế độ tưới và quy trình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất dứa vùng đất dốc miền núi và trung du phía bắc.