Nhà nước cần thiết lập các thể chế quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông hoặc tiểu lưu vực và quản lý các hệ thống thủy nông dựa trên ranh giới thủy lực của các hệ thống này và xóa bỏ cơ chế quản lý tài nguyên nước và thủy nông theo địa giới hành chính hiện nay.
SỰ HỢP TÁC GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY NÔNG
(Báo cáo tham luận tại hội thảo quốc gia về PIM tại Hạ Long 5 / 2007)
Lars Skov Andersen
WBI / COWI
Sự phát triển liên tục của ngành tưới Việt Nam đòi hỏi Nhà nước/Chính phủ phải xây dựng một khung chính sách, pháp lý và các cơ chế cấp vốn đủ mạnh để phát huy tiềm năng thừa kế từ bao đời nay của lĩnh vực thủy nông và nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân và các tầng lớp dân cư nông thôn tham gia vào phát triển thủy nông. Nhà nước cần thiết lập các thể chế quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông hoặc tiểu lưu vực và quản lý các hệ thống thủy nông dựa trên ranh giới thủy lực của các hệ thống này và xóa bỏ cơ chế quản lý tài nguyên nước và thủy nông theo địa giới hành chính hiện nay.
Ở Việt Nam, Quản lý tưới có sự tham gia của người dân (tiếng Anh là Participatory Irrigation Management – PIM) chủ yếu phù hợp với các hệ thống và công trình thủy nông đã được Nhà nước xây dựng và hiện do các Cơ quan Quản lý Thủy nông (tiếng Anh là Irrigation Management Companies – IMC) thay mặt Nhà nước. Đối với các hệ thống thủy nông quy mô lớn, các IMC cần được cải tổ mạnh mẽ và có lẽ nên tách hoặc sát nhập các IMC cho phù hợp với tiêu chí quản lý theo ranh giới thủy lực của các công trình thủy nông. Trong khi đó, với các công trình có quy mô nhỏ hơn và các công trình nhỏ lẻ, vai trò quản lý cần được chuyển giao cho các Hội dùng nước (Water User Associations – WUA) và các HDN được thành lập dựa trên Chiến lược PIM năm 2004.
Việc thưc hiện PIM và định hướng lại ngành thủy nông phù hợp với Chiến lược năm 2040. Những mục tiêu này sẽ tạo bước nhảy vọt thứ hai về năng suất nông nghiệp vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam…