Xây dựng mô hình quản lý các công trình thuỷ lợi liên xã

Bài báo này phân tích hiệu quả quản lý tưới của 3 mô hình quản lý công trình thuỷ lợi liên xã là: (1) Mô hình Công ty KTCTTL Sông Chu quản lý kênh B15a, (2) Mô hình Hội dùng nước kênh B8a và (3) Mô hình Ban quản lý công trình thuỷ lợi Ngòi Là. Mô hình đầu tiên là rất phổ biến ở hầu hết các hệ thống thuỷ lợi ở nước ta, trong khi đó 2 mô hình sau là các tổ chức dùng nước mới được thành lập trong những năm gần đây. Dựa trên kết quả xác định hiệu quả quản lý tưới ở các mô hình quản lý này, các tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình quản lý hiệu quả và bền vững các công trình thuỷ lợi liên xã.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI LIÊN XÃ

TS. Trần Chí Trung

Viện Khoa học Thuỷ lợi

ThS. Nguyễn Văn Sinh

Công ty xây dựng thuỷ lợi Thanh Hoá

Hầu hết các công trình thuỷ lợi do chính phủ quản lý ở các nước đang phát triển có hiệu quả tưới rất thấp mà nguyên nhân cơ bản đối với hiệu quả thấp là do yếu tố thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật . Do vậy cần phải nghiên cứu tìm ra mô hình quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống tưới.

Hệ thống tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi phổ biến ở nước ta hiện nay là các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh cấp 2, trong khi đó hệ thống kênh cấp 3 do các tổ chức thuỷ nông cơ sở (các tổ chức hợp tác dùng nước) quản lý. Với sự tham gia của các tổ chức hợp tác dùng nước, có thể nói rằng thể chế cho cộng đồng tham gia vào quản lý tưới đã được thiết lập ở mô hình này và nếu được phát triển thích hợp, mô hình này sẽ tạo được khung thể chế cho việc nâng cao hiệu quả tưới của các hệ thống thuỷ nông. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính. Do vậy, mô hình này hoạt động rất tốt ở những hệ thống nằm gọn trong một xã. Tuy nhiên, mô hình này còn tồn tại rất nhiều vấn đề về các hoạt động quản lý tưới đối với những hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho liên xã…