Trong nhiều thập kỷ qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tập trung đầu tư khôi phục và xây dựng nhiều hệ thống thuỷ lợi. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, các hệ thống công trình thuỷ lợi ở Việt Nam đều có sự đóng góp của nông dân ở mức độ khác nhau
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HAI NĂM THỰC HIỆN KHUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PIM Ở VIỆT NAM
Cục Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Báo cáo tại hội thảo quốc gia về PIM tại Hạ Long 5/2007)
Trong nhiều thập kỷ qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tập trung đầu tư khôi phục và xây dựng nhiều hệ thống thuỷ lợi. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, các hệ thống công trình thuỷ lợi ở Việt Nam đều có sự đóng góp của nông dân trong việc đầu tư vốn xây dựng công trình ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng cụ thể (đồng bằng sông Hồng 12%, các vùng khác từ 30¸50%), nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ thì hầu hết dân tự bỏ vốn ra (80¸100%) và dân quản lý.
Theo tài liệu điều tra thì hiện nay có 91% số công trình do Doanh nghiệp Nhà nước quản lý, phục vụ tưới cho 80% tổng diện tích được tưới, 9% số công trình do dân quản lý phục vụ tưới cho 20% diện tích được tưới. Riêng các hệ thống thuỷ lợi lớn thì phần công trình kênh mương mặt ruộng phạm vi xã, thôn chủ yếu do dân quản lý. Thực tế đã khẳng định hiệu quả phục vụ của công trình không chỉ công trình đầu mối, kênh trục chính mà phải có công trình mặt ruộng và không thể thiếu vai trò của dân trong đầu tư và quản lý vận hành duy tu bảo dưỡng.
Qua nhiều thập kỷ, Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện PIM, nhiều mô hình PIM ở nhiều Tỉnh đã được thành lập và hoạt động hiệu quả. Chủ trương về PIM đã được dân đồng tình ủng hộ tuy nhiên việc phát triển, nhân rộng mô hình PIM chưa được thực hiện.