Đánh giá thực trạng các mô hình sinh tế trong khuôn khổ dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL)

Tác giả: Hà Thị Thu

  1. Đặt vấn đề

            Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ), hiện khu vực ĐBSCL có khoảng 2.400 hợp tác xã nông -lâm-thủy sản, chiếm 12,8% cả nước và có 17.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 26,7% cả nước. Trên thực tế, các hợp tác xã của vùng đã và đang phải gánh vác sứ mệnh nặng nề là tổ chức lại sản xuất trên diện tích 1,7 triệu ha trồng lúa, 300.000 ha cây ăn trái và 700.000 ha nuôi trồng thủy sản.

            Đối với hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất của dự án thì hiện nay dự kiến có 311 tổ chức sản xuất được hỗ trợ từ dự án trong đó có 18 HTX và 293 tổ nhóm hợp tác. Chỉ có 4 tổ nhóm được hình thành để thực hiện liên kết chuỗi, 65 tổ nhóm được thành lập để thực hiện các hoạt động và theo dõi, còn lại là thành lập mới và củng cố tổ chức. Các hoạt động hỗ trợ của dự án tập trung chính vào các hoạt động sau:

  • Thành lập, hỗ trợ hồ sơ thành lập, hỗ trợ tổ chức sinh hoạt nhóm
  • Tập huấn về điều lệ, quy chế THT và HTX
  • Nâng cao năng lực thông qua: Hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh, kỹ năng quản trị, tập huấn kỹ thuật, tập huấn về tiêu chuẩn hàng hóa theo yêu cầu của thị trường
  • Hình thành liên kết thị trường ban đầu

      Nhìn chung các hoạt động hỗ trợ của dự án chủ yếu tập trung vào thành lập, nâng cao năng lực quản trị, năng lực kinh doanh và bước đầu có một số hoạt động liên kết thị trường như tìm đầu ra cho sản phẩm, sản xuất theo hợp đồng, trong khi đó một số hỗ trợ nhằm tới đưa HTX/THT gắn kết với chuỗi giá trị sản phẩm, phát triển bền vững còn thiếu hoặc mờ nhạt. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ sau thu hoạch hầu như không được đề cập. Chính vì vậy, bài báo này phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình toorc chức sinh kế của các tổ nhóm/HTX trong khuôn khổ dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL).

  1. Phương pháp thực hiện

            Các phương pháp thực hiện được áp dụng trong phân tích đánh giá thực trạng, tổ chức sản xuất, hoạt động kinh doanh, tình hình liên kết sản xuất, liên kết thị trường là:

– Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có về vùng dự án. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp liên quan tới HTX/THT đã được ban hành

– Phương pháp phân vùng, chọn mẫu: Từ các số liệu ban đầu, kết hợp với kinh nghiệm địa lý, trên cơ sở khoa học, tư vấn sẽ phân vùng dự án thành các tiểu vùng theo đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm về thủy văn. Việc phân nhỏ vùng dự án sẽ đảm bảo các giải pháp phù hợp nhất với đa số đối tượng của dich vụ tư vấn

– Phương pháp khảo sát, điều tra thu thập số liệu

– Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Số liệu điều tra sẽ được làm sạch, tổng hợp bằng các phần mềm chuyên dụng như MS. Excel, SPSS. Ngoài ra, tư vấn sẽ kết hợp các phương pháp phân tích viễn thám, GIS để so khớp, tăng độ chuẩn xác của bộ số liệu. Thông qua các phân tích tương quan, hồi quy, tư vấn sẽ tìm được đặc trưng, đặc thù của các tổ chức HTX/THT cho từng tiểu vùng của vùng dự án

– Phương pháp tham vấn cộng đồng: Trao đổi, phỏng vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển tổ nhóm HTX/THT để nắm bắt được thực trạng của địa phương và người dân làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế thích hợp

– Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, thảo luận với các chuyên gia và các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn tại địa phương am hiểu địa bàn.

  1. Các kết quả đánh giá

            Hoạt động đánh giá các mô hình sinh kế của các tổ hợp tác/hợp tác xã sẽ tập trung cho 3 vùng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm: vùng thượng nguồn (An Giang, Đồng Tháp); vùng cửa sông ven biển (Bến Tre, Trà Vinh,Vĩnh Long, Sóc Trăng) và vùng bán đảo (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang)

Hình 1. Các vùng thực hiện trong dự án ICRSL

        a. Vùng Thương nguồn

            Sinh kế mùa lũ là mô hình tận dụng nguồn nước lũ để nuôi cá đồng, tôm, vịt, trữ cá tự nhiên và sẽ thu hoạch sau khi lũ rút. Mô hình này thuộc Tiểu Dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười” thuộc Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” để triển khai mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ, nhằm thay thế cho canh tác lúa vụ ba không bền vững

Tiểu dự án Vùng Loại Hình Tên loại hình sinh kế
TDA 2 – An Giang Vùng 1. Hoạt động sinh kế chuyển Trồng trọt, thủy sản Lúa Đông Xuân – Tôm (Luân Canh)
Lúa Đông Xuân – Sen hè thu – Thủy sản mùa lũ
Màu (DX, Hè Thu) – Lúa nổi – Thủy sản mùa lũ
Thủy sản Đăng quầng đánh bắt thủy sản mùa lũ
Vùng 2. Hoạt động chuyển đổi lúa 03 vụ Trồng trọt 2 Lúa -1 Màu
2 lúa – Cây ăn trái
Cây ăn trái – màu
TDA 3 – Đồng Tháp Trồng trọt, Thủy sản Lúa Đông xuân-lúa Hè thu – Cá
đồng/cá tự nhiên mùa lũ
Mô hình 2 Màu – Cá tự nhiên, cá đồng (theo FS)
Trồng trọt, chăn nuôi, Thủy sản Mô hình (02 Lúa +vịt) – Cá tự nhiên, cá đồng (theo FS)

Hình 2: Các loại hình sinh kế được thực hiện tại Vùng Thượng nguồn

Tại tỉnh An Giang (TDA 2)  việc thâm canh lúa liên tục qua nhiều năm khiến đất suy kiệt dẫn đến giá thành sản xuất cao, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi do biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng sen được cho là khá thích hợp trong tình trạng biến đổi khí hậu. Đặc biệt là góp phần làm giảm sâu bệnh, tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng nên cũng giảm chi phí canh tác cho cây lúa, mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội.

            Mô hình “Đăng quầng đánh bắt thủy sản dựa trên cộng đồng vào mùa lũ” tại 2 ấp Phú Hiệp và Phú Quới, xã Phú Hữu, huyện An Phú với quy mô diện tích 20 ha. Khi thực hiện mô hình, nông dân được tham gia vào các Tổ hợp tác đánh bắt thủy sản, có lịch khai thác, được hỗ trợ xuồng máy tuần tra, làm chòi canh gác, biển cắm khu vực khai thác cộng đồng, ngư lưới cụ.

            Đồng Tháp (TDA 3) là một trong những tỉnh nằm ở vùng Đồng Tháp Mười (gồm: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) đã triển khai 03 loại hình sinh kế cho bà con nông dân ở vùng lũ bao gồm: Lúa Đông Xuân – lúa hè thu – Cá đồng/cá tự nhiên mùa lũ; Mô hình 2 màu – Cá tự nhiên, cá đồng; Mô hình (02 lúa + vịt) – Cá tự nhiên, cá đồng.

            Hiệu quả kinh tế của một số mô hình thuộc TDA 3, theo đánh giá của Ban quản lý tiểu dự án, mặc dù có một số mô hình bị lỗ trong hoạt động nuôi cá/tôm mùa lũ nhưng tổng lợi nhuận mô hình/năm đều tăng so với ngoài mô hình nhờ giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV, một số mô hình đang bắt đầu liên kết tiêu thụ lúa an toàn với doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình 2 lúa – 1 cá, bình quân tổng lợi nhuận đạt 47,8 triệu đồng/ha/năm (lợi nhuận tăng 14,7 triệu đồng/ha/năm so với ngoài mô hình); mô hình lúa + vịt – cá tổng lợi nhuận ước đạt 64,7 triệu đồng/ha/năm (chưa tính lượng cá còn nuôi trữ chưa thu hoạch), tăng 34,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

       b. Vùng cửa sông ven biển

            Vùng ven biển bao gồm 3 vùng sinh thái: (1) vùng sinh thái nước ngọt, (2) vùng sinh thái nước mặn lợ, và (3) vùng sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Vùng sinh thái nước mặn lợ thích hợp nhất cho nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản phổ biến ở ĐBSCL bao gồm nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh và quảng canh

Tiểu dự án Vùng Loại Hình Tên loại hình sinh kế
TDA 4 -Bến tre 4   Thủy Sản Mô hình nuôi Tôm rừng
Mô hình nuôi Tôm thẻ chân trắng
Trồng Trọt Canh tác Lúa cải tiến thích ứng với BĐKH
Sản xuất, ương nghêu giống thích ứng BĐKH
Chuyển đất lúa nhiễm mặn sang trồng cỏ nuôi bò theo hướng an toàn sinh học và giảm phát thải
Chuyển đất lúa không hiệu quả sang trồng rau màu giá trị cao
TDA 6 – Trà Vinh Vùng 2: Kinh tế
Lợ
Thủy Sản Mô hình nuôi tôm rừng
Mô hình nuôi tôm sú + cá măng hoặc cá đói mục
Mô hình nuôi tôm cua biển + tôm vọp
Vùng 3a: Vùng chuyển đổi sang kinh tế lợ trong thời gian gần Mô hình nuôi tôm sú + cá rô phi
Mô hình nuôi cá thát lát + cá sặc rằn
Thủy Sản, Trồng Trọt Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng + lúa
Vùng 3b: Kinh tế nước ngọt Mô hình trồng dừa sáp, dừa hữu cơ + nuôi thủy sản
TDA 7 – Sóc Trăng Vùng 1: Áp dụng các biện pháp tăng cường khả năng bảo vệ rừng thông qua nâng cao sinh kế vùng cửa sông ven biển Thủy Sản Nuôi thủy sản kết hợp dưới tán rừng ngập mặn
Mô hình nuôi Tôm rừng
Vùng 2: Áp dụng các biện pháp canh tác tốt nhằm
giảm thiểu sử dụng hóa chất, quản lý môi trường đất và nước
Mô hình nuôi Tôm sú + Tôm thẻ chân trắng
Mô hình nuôi Tôm sú + cá rô phi +cá đối mục
Mô hình nuôi cá kèo thâm canh trong đất
Trồng trọt Áp dụng các biện pháp canh tác tốt vào trồng mía
Trồng cây ăn quả chịu hạn, mặn
Chăn nuôi Hoạt động gia súc (bò, dê)
Nuôi gia cầm chuyên thịt – gà, vịt

Hình 3: Các loại hình sinh kế được thực hiện tại Vùng cửa sông ven biển

Loại hình sinh kế tại Bến Tre (TDA 5)  liên quan đến hoạt động củng cố/thành lập tổ chức bao gồm 04 loại hình chính đó là: Mô hình nuôi tôm rừng; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng; canh tác lúa cả tiến thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi lúa không hiệu quả sang trồng rau màu giá trị cao.

            Việc củng cố tổ chức hỗ trợ hoạt động sinh kế như nuôi tôm sinh thái và các biện pháp nâng cao an toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản được triển khai đã giúp người dân tại tỉnh Bến Tre nuôi thủy sản có thể hạn chế được những khó khăn và rủi ro gặp phải, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu. Số vụ lúa giảm nhưng năng suất tăng lên. Đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, phát triển mô hình trồng lúa xen canh nuôi tôm càng xanh. Nuôi tôm càng xanh luân canh trồng lúa theo hình thức 1 vụ tôm – 1 vụ lúa, tạo nên môi trường ao nuôi bền vững theo quy trình thể hiện nhiều ưu thế phát triển, phù hợp với xu thế chung, nhất là rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

            Tại tỉnh Trà Vinh (TDA 6) các loại hình sinh kế được hỗ trợ để thành lập/củng cố tổ chức đa dạng hơn và phân theo đặc trưng của 3 vùng chính: là Vùng kinh tế lợ, vùng chuyển đổi sang kinh tế lợ trong thời gian gần và vùng kinh tế nước ngọt.

            Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng là mô hình có tính thích ứng biến đổi khí hậu tốt, vừa đảm bảo lợi nhuận cho người dân mà rừng vẫn được bảo vệ và phát triển nên được tỉnh khuyến khích nhân rộng. Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích rừng hơn 9.000ha; trong đó có hơn 4.000ha rừng được người dân tự trồng và bảo vệ để kết hợp nuôi tôm. Qua đó, góp phần ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

            Tại tỉnh Sóc Trăng tiểu dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng Cù Lao Dung (TDA7). Loại hình sinh kế trong vùng TDA7 tương đối phong phú và đa dạng bao gồm cả trong các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

            Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế ở một số mô hình khi triển khai thực hiện:

            – MH nuôi thủy sản kết hợp: Rừng được bảo vệ tốt hơn, giảm vi phạm quy chế

            – MH nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP: Chọn giống có kiểm dịch, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, có áp dụng biện pháp xử lý nước thải, chảt thảo, không sử dụng kháng sinh cấm, giảm sử dụng kháng sinh, ….

            – MH nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất: tỉ lệ sống tăng, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn,…

      c. Vùng bán đảo

            Vùng bán đảo bao gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trong quá khứ, vùng này được bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc duy trì bằng lượng mưa cục bộ. Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong năng suất của hệ sinh thái và bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi những cơn bão và xói lở bờ biển. Theo kịch bản năm 2050 với sự thay đổi khí hậu và sự phát triển thủy điện, tất cả các tỉnh ven biển dọc theo Biển Đông sẽ có tỷ lệ xói mòn từ 34 đến 44m/năm, tăng gấp đôi so với 40 năm qua, cùng với lũ lụt và xâm nhập mặn. Hệ thống thủy lợi đã được xây dựng để ngăn chặn xâm nhập mặn và đưa nước ngọt từ sông Cửu Long vào vùng bán đảo.

            Vùng bán đảo bao gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Các lựa chọn sinh kế chính có thể bao gồm:

  • Chuyển từ sinh kế 2 vụ lúa sang luân canh lúa-tôm;
  • Phát triển thủy sản chuyên canh theo hướng hiệu quả và bền vững;
  • Phát triển tôm rừng ngập mặn sinh thái và các sinh kế đa dạng khác (cá tự nhiên, cua, nhuyễn thể,…)

Tiểu dự án Vùng Loại Hình Tên loại hình sinh kế
TDA 8 – Cà Mau Vùng 1: Mô hình sinh kế hỗ trợ người dân khu vực phía trong đai rừng phòng hộ biển Tây Thủy Sản Nuôi cá biển-cá mú trong ao đất/ao nuôi tôm
Chăn Nuôi Nuôi Vịt biển thích ứng với BĐKH
Trồng Trọt, Thủy Sản Mô hình trồng trọt + nuôi thủy sản nước ngọt
Mô hình nuôi tôm rừng
Vùng 2: Phát triển mô hình sinh kế bền vững vùng Nam Cà Mau Thủy Sản Mô hình nuôi tôm sú QCCT
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Nuôi Tôm sú + tôm tít, cá, nhuyễn thể
Nuôi tôm sú, cua kết hợp
Nuôi Cá đồng
Nuôi Tôm thẻ chân trắng +cá rô phi
TDA 9 – Kiên Giang Vùng 1: Vùng ngoài đê biển Thủy Sản Mô hình nuôi sò huyết
Vùng 2: Vùng trong đê biển Nuôi tôm 2 vụ/năm
Nuôi tôm sú-lúa-tôm càng xanh
Nuôi tôm sú + nuôi cua
Thủy Sản, Trồng Trọt Nuôi tôm sú – lúa quản lý cộng đồng
Nuôi tôm-cua-lúa
TDA 10 – Bạc Liêu Thủy Sản Mô hình nuôi tôm thẻ mật độ 50 ÷ 60 con/m² khép kín sử dụng cá rô phi xử lý nước
Mô hình nuôi tôm sú mật độ 15 ÷ 25 con/m² khép kín sử dụng cá rô phi xử lý nước
Mô hình tôm sú mật độ 10 ÷ 15 con/m² + cua, cá (cá đối, cá măng, rô phi)

Hình 4: Các loại hình sinh kế được thực hiện tại Vùng bán đảo

Tại tỉnh Cà Mau (TDA8) hoạt động sinh kế được phân chia thành 02 vùng theo đặc trưng đó là:

  • Vùng 1: Mô hình sinh kế hỗ trợ người dân khu vực phía trong đai rừng phòng hộ biển Tây;
  • Vùng 2: Phát triển mô hình sinh kế bền vững vùng Nam Cà Mau;

            Hoạt động sinh kế của người dân trong TDA 8 chủ yếu dựa vào nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Mô hình tôm – rừng, tôm sinh thái đã khẳng định được lợi thế vượt bậc, đặt biệt là vốn đầu tư thấp và có thể nuôi xen các đối tượng khác như cua, cá, sò huyết để tăng thu nhập, phát triển bền vững vừa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, phòng chống sạt lở do ảnh hưởng của BĐKH.

            Rừng ngập mặn có mô hình tiêu biểu là tôm – rừng, sâu trong nội đồng tại các vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm siêu thâm canh tại các huyện nuôi thuỷ sản trọng điểm của tỉnh như: Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển thì có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, thời gian qua, mô hình tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh đang có bước phát triển nóng, nếu không có những thay đổi về tư duy, nhận thức, thay đổi về quy trình sản xuất phù hợp sẽ tiến gần hơn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái, môi trường, nguy cơ dịch bệnh sẽ xuất hiện trên diện rộng. Phát huy lợi thế sẵn có của điều kiện tự nhiên, những năm qua, người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Cà Mau phát triển rất mạnh mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loài nhuyễn thể như sò huyết, vọp, cua… đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi.

            Tại tỉnh Kiên Giang (TDA9) cũng phân thành 02 vùng thực hiện hỗ trợ mô hình sinh kế là:

  • Vùng 1: Vùng ngoài đê biển
  • Vùng 2: Vùng trong đê biển

            Mô hình sinh kế được hỗ trợ hoạt động thành lập củng cố là loại hình HTX hiện nay trong địa bàn TDA9 gồm hai huyện là An Minh và An Biên và tập trung vào mô hình trồng lúa hữu cơ trên nền đất nuôi tôm theo hướng bền vững. Trong canh tác lúa, nông dân không sử dụng hoặc chỉ sử dụng rất ít thuốc bảo vệ thực vật an toàn theo quy định, nhằm đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, tránh ảnh hưởng cho vụ nuôi tôm tiếp theo. Vì vậy, chất lượng lúa của mô hình này luôn đạt tiêu chuẩn lúa an toàn, lúa sạch và có những hộ đạt tiêu chuẩn lúa hữu cơ. Do chất lượng lúa đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm nên giá bán ra của nông dân cũng cao hơn so với lúa thông thường khác từ 1.000 đ đến 2.000 đ/kg.

            Nguyên nhân chính, hấp dẫn người nông dân duy trì mô hình Lúa – Tôm bởi tính bền vững của nó. Do sản xuất luân canh nên trong quá trình cải tạo đất để trồng lúa thì các mầm bệnh có thể gây hại cho tôm đã bị tiêu diệt, môi trường được cải thiện tốt hơn, giúp cho vụ tôm nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, vụ lúa năm sau, nông dân cũng không còn lo ngại vì sâu, bệnh đã bị diệt sạch sau thời gian nuôi tôm.

            Tại tỉnh Bạc Liêu (TDA10): Tiểu dự án 10 được thực hiện với mục tiêu kiểm soát triều cường, điều tiết nguồn nước và nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn sinh học. Khu vực rừng ngập mặn phía ngoài đê biển không thực hiện các hoạt động sinh kế. Đối với khu vực phía trong đê biển, đất bị nhiễm mặn, một số hoạt động sinh kế được thực hiện như nuôi tôm thẻ, tôm sú, kết hợp nuôi cá, cua…

            Các hộ nông dân tham gia “Mô hình sinh kế nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2 kết hợp cua, cá” được hỗ trợ vật tư thiết bị đo môi trường, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm, 25% tôm, cua giống có giá trị tương đương 7.580.000 đồng/ha/hộ, nuôi theo hình thức tỉa thưa thả bù với 3 đợt thả, theo qui trình nuôi 2 giai đoạn, giai đoạn 1 ương tôm trong ao vào 20 ngày đầu (ao đất, mùng lưới, ao bạt) có cho bổ sung thức ăn, kết hợp với sử dụng khoáng, vi sinh xử lý môi trường ao nuôi. Với mong muốn xây dựng mô hình hiệu quả, chuyển giao kỹ thuật mới và trao đến tay nông dân nguồn con giống tôm sú gia hóa chất lượng cao, tăng trưởng nhanh, thích nghi với điều kiện tự nhiên và tập quán nuôi tôm quảng canh của bà con tại địa phương, tạo được sự an tâm, mạnh dạng đầu tư trong việc lựa chọn con giống chất lượng cao, thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên đang diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu.