MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CẤP TỈNH

PGS.TS. Trần Chí  Trung

Trung tâm PIM-Viện KHTLVN

  1. Số lượng loại hình tổ chức KTCTTL cấp tỉnh

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả công trình thuỷ lợi. Mô hình tổ chức khai thác công trình thủy lợi phổ biến ở nước ta là doanh nghiệp khai thác thủy lợi quản lý, khai thác các công trình thủy lợi vừa, lớn và các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi bao gồm các tổ chức KTCTL cấp tỉnh quản lý công trình thủy lợi vừa và lớn và các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ thủy lợi nội đồng. Báo cáo này chỉ đề cập đến các tổ chức KTCTTL cấp tỉnh

Nhìn chung, việc hình thành các tổ chức KTCTTL cấp tỉnh gắn liền với quá trình phát triển các hệ thống công trình thủy lợi, hoàn chỉnh thủy nông. Các tổ chức KTCTTLđược hình thành sớm hơn ở các tỉnh miền Bắc ngay từ giai đoạn những năm 1960 và ở các tỉnh miền nam sau giải phóng. Đối với các tỉnh miền Bắc, ở giai đoạn ban đầu các tổ chức này có hình thức là các Ban Quản lý/ban quản trị hệ thống nông giang quản lý chủ yếu theo các hệ thống thủy lợi, sau đó phát triển thành xí nghiệp thủy nông hoặc công ty thủy nông. Đến năm 2001, thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã chuyển hình thức từ doanh nghiệp hoạt động công ích thành công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL)

Theo kết quả rà soát, cập nhật số liệu đến nay, cả nước có tổng số 97 tổ chức KTCTL cấp tỉnh, trong đó có 82 công ty KTCTTL (chiếm 84%), 3 ban quản lý khai thác công trình thủy lợi (5%), 6 trung tâm quản lý thủy lợi (6%) và 6 chi cục thủy lợi (5%) làm nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Các công ty KTCTTL được thành lập ở 49 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, còn 8 tỉnh thành các có đơn vị sự nghiệp công lập là Ban quản lý KTCTTL hay Trung tâm quản lý thủy lợi và 6 tỉnh lại giao cho Chi cục thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi

Hiện nay trong số 49 tỉnh có công ty KTCTTL có 44 tỉnh chỉ thành lập 1 công ty, trong khi đó còn một số tỉnh nhiều công ty KTCTTL trong tỉnh. Một số tỉnh hợp nhất các công ty thủy nông/xí nghiệp thủy nông trên địa bàn tỉnh để hình thành duy nhất 1 công ty trên địa bàn tỉnh như tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bắc Giang. Trong khi đó, ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa có từ 3 đến 7 công ty KTCTTL trong tỉnh.

Trong số 8 tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi, 3 tỉnh là Tuyên Quang, Hà Giang (vùng MNPB) và ở tỉnh Kon Tum (vùng Tây Nguyên)  thành lập loại hình Ban quản lý KTCTTL và 5 tỉnh là tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu (vùng Đông nam bộ), tỉnh Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên), Long An, Bạc Liêu, Cà Mau (vùng ĐBSCL) thành lập Trung tâm quản lý thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi

Hiện còn 6 tỉnh là tỉnh Lào Cai (vùng MNPB) và các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang (vùng ĐBSCL) giao cho Chi cục thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi. Các Chi cục thủy lợi vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa khai thác công trinh thủy lợi.

Ngoài ra ở một số tỉnh còn có loại hình tổ chức KTCTTL cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện làm nhiệm vụ khai thác công trình trên địa bàn huyện/liên huyện. Các tổ chức này được thành lập theo loại hình Ban quản lý KTCTTL hay trạm thủy lợi trực thuộc huyện hay Chi cục thủy lợi chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên, Đông nam bộ và vùng ĐBSCL.

Vùng MNPB có 17 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, gồm 14 công ty, 2 ban quản lý  và 1 Chi cục thủy lợi. Đối với 11 tỉnh có công ty KTCTTL, hầu hết mỗi tỉnh thành lập 1 công ty cấp tỉnh, ngoại trừ 2 tỉnh là tỉnh Bắc Giang có 2 công ty và tỉnh Yên Bái có 3 công ty. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn giao cho Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Điện Biên quản lý một số công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Loại hình đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL hiện có ở 2 tỉnh là Tuyên Quang và Hà Giang, trong đó Ban quản lý KTCTTL Tuyên Quang được thành lập từ năm 2011 và Ban quản lý KTCTTL Hà Giang mới được thành lập năm 2016. Riêng tỉnh Lào Cai là tỉnh duy nhất ở vùng MNPB chưa thành lập được tổ chức KTCTTL cấp tỉnh mà giao cho Chi cục thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang chưa thành lập được công ty KTCTTL chủ yêu do đa số công trình thủy lợi trên địa bàn các tỉnh miền núi còn phân tán, quy mô nhỏ, chỉ phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Tuyên Quang đã lập đề án thành lập công ty KTCTTL, tuy nhiên thủ tục thành lập còn phức tạp nên tạm thời vẫn duy trì mô hình Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi

Ngoài ra ở tỉnh Tuyên Quang còn có 2 mô hình tổ chức KTCTTL cấp huyện là Ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện để quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vùng ĐBSH có 32 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, là vùng có số lượng công ty KTCTTL lớn nhất cả nước, toàn bộ các tổ chức KTCTTL cấp tỉnh là các công ty. Trong đó có 4 tỉnh có 1 công ty, còn 7 tỉnh có nhiều công ty trên địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh có hơn 3 công ty trên địa bàn tỉnh là: tỉnh Nam Định có 7 công ty, Hà Nội và Hải Phòng có 5 công ty, Vĩnh Phúc có 4 công ty và Quảng Ninh có 3 công ty. Các tỉnh có nhiều công ty do thành lập công ty theo hệ thống thủy lợi hoặc do diện tích rộng, địa hình phức tạp nên một số tỉnh như Quảng Ninh, Nam Định vẫn giữ nguyên các công ty trước đây tổ chức theo huyện

Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh còn 3 tổ chức KTCTTL cấp huyện là Ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện

Vùng Bắc Trung bộ có 15 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, toàn bộ các tổ chức KTCTTL cấp tỉnh là các công ty. Trong đó có 3 tỉnh có 1 công ty, còn 3 tỉnh có nhiều công ty trên địa bàn tỉnh là: tỉnh Nghệ An có 7 công ty, Thanh Hóa có 3 công ty và tỉnh Hà Tĩnh có 2 công ty.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 2 công ty khai thác công trình thủy lợi liên huyện là công ty Bắc và công ty Nam Hà Tĩnh sau khi đã sát nhập các công ty trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa còn có nhiều công ty địa bàn tỉnh là do thành lập công ty theo hệ thống thủy lợi liên huyện hay trong huyện

Ngoài ra ở tỉnh Thanh Hóa có 2 ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện

Vùng Nam Trung bộ có 9 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, tòn bộ là các công ty KTCTTL, trong đó tỉnh Khánh Hòa có 2 công ty còn lại các tỉnh đều có 1 công ty. Tỉnh Khánh Hóa còn 2 công ty địa bàn tỉnh là do thành lập công ty theo hệ thống thủy lợi liên huyện.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên có 1 tổ chức KTCTTL cấp huyện là Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện thực hiện nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vùng Tây Nguyên có 5 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, trong đó 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông đã thành lập các công ty KTCTTL, trong khi đó còn 2 tỉnh có tổ cbức KTCTTL cấp tỉnh là các đơn vị sự nghiệp, ở tỉnh Kon Tum là Ban quản lý KTCTTL và ở tỉnh Lâm Đồng là Trung tâm quản lý thủy lợi. Các tỉnh Kon Tum Lâm Đồng chưa thành lập được công ty KTCTTL chủ yêu do đa số công trình thủy lợi trên địa bàn các tỉnh này còn phân tán, quy mô nhỏ, chỉ phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra ở các tỉnh Gia Lai và Lâm Đồng còn thành lập các đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở các huyện, tỉnh Gia Lai hình thành Đội khai thác công trình thủy lợi ở huyện và tỉnh Lâm Đồng thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp có thực hiện dịch vụ thủy lợi trên địa bàn huyện.

Vùng Đông Nam bộ có 6 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, trong đó 4 tỉnh đã thành lập các công ty KTCTTL, mối tỉnh chỉ có 1 công ty, trong khi đó còn 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu có tổ cbức KTCTTL cấp tỉnh là các đơn vị sự nghiệp theo loại hình Trung tâm khai thác công trình thủy lợi.

Ngoài ra ở tỉnh Đồng Nai còn thành lập các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện để quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện

Vùng ĐBSCL có 13 tổ chức KTCTTL cấp tỉnh, trong đó chỉ có 5 tỉnh thành lập các công ty KTCTTL, trong khi đó còn 3 tỉnh có các tổ chức KTCTTL là đơn vị sự nghiệp theo loại hình Trung tâm quản lý khai thác thủy lợi và 5 tỉnh có Chi cục thủy lợi thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi. Như vậy là trái với vùng ĐBSH, vùng ĐBSCL là vùng có nhiều tỉnh nhất chưa thành lập được các công ty KTCTTL. Trong số các tỉnh có Trung tâm quản lý khai thác thủy lợi, ở tỉnh Long An và Cà Mau, Trung tâm quản lý khai thác thủy lợi thuộc Sở NN&PTNT, trong khi đó Trung tâm quản lý khai thác thủy lợi ở tỉnh Bạc Liêu trực thuộc Chi cục thủy lợi. Tỉnh Vĩnh Long hiện nay còn tạm giao cho Ban quản lý đầu tư nông nghiệp quản lý một số công trình thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra vùng ĐBSCL còn có 26 tổ chức cấp huyện khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện. Các trạm thủy lợi huyện/liên huyện được thành lập ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện được thành lập ở các tỉnh Long An, Bạc Liêu. Ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, trước đây công tác quản lý, vận hành khai thác các công trình thuỷ lợi của tỉnh được phân giao cho Chi cục Thuỷ lợi thực hiện, theo đó đã bố trí mạng lưới “Trạm thuỷ lợi” đặt tại địa bàn các huyện để quản lý vận hành khai thác công trình thuỷ lợi, nên hiện nay vẫn duy trì các trạm thủy lợi huyện trực thuộc huyện hay Chi cục Thuỷ lợi.

3.Thực trạng tổ chức khai thác công trình thủy lợi

a) Kết quả đạt được:

Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh

Đã có sự đổi mới về tổ chức, cơ chế quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL. Các địa phương đã xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, khai thác CTTL như: mô hình Công ty quản lý khai thác cấp tỉnh. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý khai thác CTTL đã tạo thuận lợi cho khai thác hiệu quả hơn CTTL, bám sát hơn nhu cầu sử nước thực tế. Nhìn chung, kết quả phục vụ tưới, tiêu của CTTL được cải thiện, hầu hết các công trình được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn, tạo nguồn nước tưới ổn định, tăng diện tích tưới chủ động.

b) Các bất cập về tổ chức KTCTTL:

  • Tổ chức bộ máy khai thác công trình thủy lợi không thống nhất trên toàn quốc, khiến việc ban hành, áp dụng chính sách trong khai thác gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi chưa hoàn thiện ở một số tỉnh có công trình thủy lợi lớn, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy hiệu quả công trình. Ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi do chi cục thủy lợi đảm nhận. Điều này dẫn đến sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý, khai thác.
  • Ở vùng MNPB, còn 2 tỉnh có tổ chức đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, chưa thành lập được công ty KTCTL là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang và 1 tỉnh có Chi cục thủy lợi chịu trách nhiệm quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, chưa thành lập được công ty KTCTL là tỉnh Tình Lào Cai. Các tỉnh Yên Bái và Bắc Giang có nhiều công ty KTCTTL. Tỉnh Tuyên Quang có tổ chức cấp huyện là Ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện
  • Ở vùng đồng bằng (ĐBSH, BTB, NTB) còn một số tỉnh có nhiều công ty KTCTTL trên địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh: Nghệ An có 7 công ty, Thanh Hóa có 3 công ty. Bộ máy một số công ty vẫn còn cồng kềnh,
  • Tổ chức quản trị sản xuất thiếu khoa học nên chi phí sản xuất cao, tiêu hao năng lượng nhiên liệu lớn, năng suất lao động thấp, tình trạng “lãn công” xảy ra phổ biến, bộ máy phình to, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp.
  • Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu, thập chí còn trái ngành, trái nghề nên thực thi nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi gặp nhiều khó khăn, chưa tuân thủ đúng và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vận hành công trình.
  • Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫn đến năng suất lao động thấp, hao phí vật tư, nhiên liệu năng lượng cao nên chí phí sản xuất cao.
  • Thiếu cơ chế ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫn đến năng suất lao động thấp, chí phí SX cao.
  • Chưa có quyền tự chủ về lao động, nhân lực, tiền lương: Việc tuyển dụng lao động, nâng lương, nâng bậc, sắp xếp và sử dụng lao động trong công ty phụ thuộc vào sự quyết định của nhà nước
  • Ở một số địa phương có loại hình tổ chức KTCTTL cấp huyện: Tỉnh Thanh Hóa có tổ chức cấp huyện là Ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện. Tỉnh Đồng Nai có tổ chức cấp huyện là Ban quản lý KTCTTL là đơn vị sự nghiệp quản lý các công trình thủy lợi liên xã ở các huyện. các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện vẫn chưa đảm bảo theo quy định, nên gặp khó khăn trong việc xây dựng phương án giá và hoàn thiện năng lực theo quy định.
  • Ở một số địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi do chi cục thủy lợi đảm nhận. Điều này dẫn đến sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý, khai thác.mô hình doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi chưa hoàn thiện ở một số tỉnh có công trình thủy lợi lớn, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy hiệu quả công trình. Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế, như:
  • Chủ thể khai thác công trình thủy lợi chưa thống nhất tại các tỉnh, còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi. Đối với đơn vị cấp tỉnh hiện nay mới chỉ có 5/13 tỉnh có công ty KTCTTL thủy lợi (An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng) là phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Thủy lợi; các loại hình khác (Chi cục, Trung tâm hoặc Ban quản lý) thực hiện khai thác công trình thủy lợi hiện không còn phù hợp quy định của Luật Thủy lợi.
  • Đối với các Chi cục thủy lợi thực hiện quản lý, khai thác: Do là đơn vị hành chính – sự nghiệp, công chức, viên chức làm việc kiêm nhiệm, chế độ đãi ngộ chỉ áp dụng theo ngạch, bậc chuyên viên nên không có thêm khoản kinh phí nào khác, trách nhiệm và áp lực ngày càng cao. Do vậy, hoạt động của Chi cục hiện mới chỉ dừng lại ở các hoạt động hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhà nước và thẩm định một số các dự án nạo vét, sửa chữa theo phân giao của UBND cấp tỉnh.
  • Lực lượng cán bộ thủy lợi ở các địa phương rất mỏng đặc biệt với những tỉnh không có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ khai thác. Đội ngũ CBCCVC-NLĐ thủy lợi không chỉ thiếu về số lượng mà đa số chưa đáp ứng được về điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP, nhất là đối với các công trình thủy lợi lớn, liên tỉnh. Nhiều tổ chức khai thác thủy lợi phải thuê hợp đồng thời vụ để vận hành bảo vệ công trình (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An, Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh), hầu hết lao động vận hành chỉ bố trí quản lý ở các công trình cống, đập mà không có nhân lực cho việc quản lý vận hành kênh mương.