THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG, TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH 77/2018/NĐ-CP

Tác giả: PGS.TS Trần Chí Trung, ThS, Nguyễn Văn Kiên,

Nguyễn Thiện Hưng-Trung tâm PIM

1.      Cơ chế hỗ trợ đầu tư triển khai thực hiện Nghị định 77/2018/NĐ-CP ở các địa phương

Để triển khai thực hiện Nghị định 77/2018/NĐ-CP về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, hiện nay có 22 tỉnh ban hành Nghị quyết để triển khai thực hiện nghị định này, một số tỉnh đang xây dựng cơ chế hỗ trợ để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, tuy nhiên còn nhiều tỉnh chưa ban hành một phần do địa phương thiếu kinh phí, một số địa phương đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó đã có nội dung hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương hoặc tưới tiết kiệm nước. Ở tỉnh Bình Dương HĐND tỉnh lại không thông qua Nghị quyết để thực hiện hay tỉnh Bến Tre lại chờ Bộ NN&PTNT ban hành thông tư hướng dẫn. Tình hình ban hành cơ chế chính sách triển khai Nghị định 77/2018/NĐ-CP ở các địa phương được trình ở Bảng 1.

Bảng 1 Tình hình ban hành chính sách theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP

Vùng Tổng số tỉnh Số tỉnh đã ban ban hành chính sách theo Nghị định 77/2018 Chi tiết các tỉnh
MNPB 14 3 Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn
ĐBSH 11 3 Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình,
Bắc Trung Bộ 6 2 Hà Tĩnh, TT Huế
Nam Trung Bộ 8 2 Bình Định, Bình Thuận
Tây Nguyên 5 4 Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng
Đông Nam Bộ 6 1 Đồng Nai
ĐBSCL 13 7 An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ
Tổng cộng 63 22  

Bảng 2 Một số cơ chế hỗ trợ đầu tư KCHKM, trạm bơm theo thực tế của các tỉnh

TT Tỉnh KCHKM Trạm bơm điện
1 Sơn La 90%, không quá 500 triệu đ/ công trình
2 Cao Bằng  90% xã đặc biệt khó khăn; 80% đối với xã còn lại
3 Lạng Sơn 70% tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình
4 Hải Phòng
5 Hà Nam 50% 70%
6 Ninh Bình không hỗ trợ
7 Hà Tĩnh Hỗ trợ 100% xi măng
8 TT. Huế  + 70% không quá 140 triệu đồng/công trình; (xã đặc biệt khó khăn);

+ 50%  (xã còn lại)

30%, không quá 60 triệu đồng/công trình
9 Gia Lai  + 90%  (các huyện, xã khó khăn);
+ 70% các xã còn lại
40%
10 Đắk Nông   +90% (các huyện, xã khó khăn);
+ 63% các xã còn lại
11 Lâm Đồng 45%
12 Đồng Nai  + 90% vùng miền núi hỗ trợ
+ 70% xã còn lại
13 Kiên Giang 35 % (cống) 20%
14 Cần Thơ 40% 40%

Bảng 3  Một số cơ chế hỗ trợ đầu tư công trình tích trữ nước, tưới TKN và san phẳng đồng ruộng theo thực tế của các tỉnh

TT Tỉnh Công trình tích trữ nước Tưới TKN

 

San phẳng đồng ruộng

 

1 Cao Bằng 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công 50% không hỗ trợ
2 Lạng Sơn 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công 50% 50%, không quá 10 trđ/ha
3 Ninh Bình không hỗ trợ 50% 50%, không quá 10 trđ/ha
4 TT Huế 70% chi phí thiết kế và chi phí máy thi 50% 50%, không quá 10 trđ/ha
5 Bình Thuận  + 90% các xã khó khăn;
+ 70% các xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc và miền núi;
+ 50% các xã còn lại
 + 50% các xã khó khăn, không quá 30 triệu/ha;
+40% các xã còn lại, không quá 24 triệu/ha
 + 50% không quá 10 triệu đồng/ha (xã khó khăn)
+ 40%  không quá 8 triệu đồng/ha (xã còn lại)
6 Kon Tum + 90% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công ( các huyện, xã khó khăn);
+ 70% các huyện xã còn lại
40%, không quá 30 triệu đồng/ha 40%  không quá 8 triệu đồng/ha.

Từ kết quả phân tích cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiến tiến, tiết kiệm nước ở 22 tỉnh đã ban hành có thể thấy nhìn chung các tỉnh đều đưa ra cơ chế hỗ trợ theo quy định của Nghị định 77/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, một số cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiến tiến tiết kiệm nước theo đặc thù của các tỉnh như sau:

Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, cống:  Có 2 tỉnh hỗ trợ bằng vật liệu xây dựng (Kon Tum và Hà Tĩnh), các tỉnh còn lại hỗ trợ bằng tiền theo tỷ lệ vốn đầu tư công trình. Tỉnh Tây Ninh mức hỗ trợ 100% chi phí đầu tư xây dựng, cao hơn quy định tại Nghị định 77/2018/NĐ-CP, trong khi đó một số tỉnh có cơ chế hỗ trợ thấp như tỉnh Hà Tĩnh chỉ hỗ trợ xi măng khoảng 20% giá trị công trình, các tỉnh Hà Nam, Lâm Đồng, Cần Thơ tỷ lệ hỗ trợ từ 40-50%, riêng tỉnh Ninh Bình lại không có cơ chế hỗ trợ KCHKM. Tỉnh Kiên Giang (vùng ĐBSCL) thay cơ chế hỗ trợ đâu tư KCHKM bằng cơ chế hỗ trợ xây dựng cống bọng.

Hỗ trợ xây dựng trạm bơm điện: 10 tỉnh ban hành mức hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện, trong đó có 7 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và 3 tỉnh ở các vùng khác là Hà Nam, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL có cơ chế hỗ trợ đầu tư trạm bơm điện theo hình thức hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị, trong khi đó các tỉnh ở các vùng khác hỗ trợ theo giá trị đầu tư xây dựng công trình.

Hỗ trợ xây dựng ao hồ nhỏ: Có 8 tỉnh ban hành mức hỗ trợ đầu tư xây dựng ao hồ nhỏ trong đó tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, vùng khó khăn về nguồn nước. Một số 3 tỉnh ban hành mức hỗ trợ thấp hơn Nghị định 77/2018/NĐ-CP như tỉnh Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Bình Thuận với mức hỗ trợ từ 50-70% chi phí thiết kế, máy thi công.

Hỗ trợ áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: Cả 22 tỉnh đều ban hành cơ chế hỗ trợ ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, TKN, trong đó có 8 tỉnh ban hành mức hỗ trợ thấp hơn Nghị định 77/2018/NĐ-CP phổ biến từ 20-30 triệu đồng/ha.

Hỗ trợ san phẳng đồng ruộng: 18 tỉnh có cơ chế hỗ trợ san phẳng đồng ruộng, trong đó có 6 tỉnh ban hành mức hỗ trợ thấp hơn Nghị định77/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ từ 3,0-10 triệu đồng/ha.

2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư triển khai thực hiện Nghị định 77/2018/NĐ-CP

  1. Kết quả đạt được:

Các tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư công trình thủy lợi nhỏ, TLNĐ và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để triển khai thực hiện Nghị định77/2018/NĐ-CP (22 tỉnh) nhưng cũng chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện cụ thể, do chưa bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. Tỉnh Bình Dương đã xây dựng cơ chế hỗ trợ nhưng không được HĐND tỉnh thông qua, còn nhiều tỉnh chưa ban hành do đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó đã có nội dung hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương hoặc tưới tiết kiệm nước.

  1. Các vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định 77 ở các địa phương:

Tuy các địa phương chưa triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, TLNĐ và tưới TKN theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP, nhưng từ thực tế triển khai cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển công trình tích ao hồ nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng, thực tế triển khai xây dựng trạm bơm điện ở vùng ĐBSCL, thực tế hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, tưới tiết kiệm nước ở các địa phương và kết quả tham vấn trao đổi với các địa phương điều tra có thể rút rả một số khó khăn vướng mắc trong triển khai Nghị định 77/2018/NĐ-CP ở các địa phương như dưới đây.

  1. Vướng mắc về nguồn lực hỗ trợ:

Còn nhiều tỉnh chưa ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư công trình thủy lợi nhỏ, TLNĐ và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để triển khai thực hiện Nghị định77/2018/NĐ lý do chủ yếu là chưa bố trí được nguồn kinh phí hỗ trợ.

  1. Khó khăn, bất cập về thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:
  2. Về nội dung chính sách hỗ trợ:

Điều 4 của Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công. Tuy nhiên, thực tế, xây dựng các công trình tích trữ nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, vị trí khu tưới của từng hộ dân. Ở nhiều khu vực như vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ do địa chất thấm nước nhiều, nên ngoài ca máy đào đắp cần đầu tư thêm các hạng mục chống thấm như bê tông đất, hay vải nhựa composit có chi phí lớn nên cần hỗ trợ cho các hạng mục này

  1. Về điều kiện hỗ trợ:

Điều 4 của Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định điều kiện được hỗ trợ xây dựng công trình tích tữ nước là công trình tích trữ nước đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 03 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế, xây dựng các công trình tích trữ nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, vị trí khu tưới của từng hộ dân. Ở vùng MNPB, Tây Nguyên do điều kiện địa hình vùng đồi núi, các công trình thu trữ nước phục vụ tưới tiết kiệm nước chủ yếu cho quy mô 2-5 ha ở từng hộ gia đình nên điều kiện cho công trình tích trữ nước đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 03 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở là không thực tế. Ví dụ như ở Lâm Đồng, để đảm bảo qui định tối thiểu 3 hộ trở lên, nhiều chủ hộ hưởng lợi nhờ các hộ ký tên để làm thủ tục nhận kinh phí hỗ trợ.

Hơn nữa nhiều hộ trồng cây ăn quả vùng đồi núi ở vùng MNPB hay trồng cây cà phê, tiêu ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên không phải là thành viên của tổ chức TLCS, do vậy việc gắn kết các hộ này là thành viên của tổ chức TLCS rất khó khăn, nếu có là thành viên cũng chỉ có tính chất về mặt hình thức.

  1. Khó khăn, bất cập về thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư kiên cố hóa kênh mương:

Về nội dung chính sách hỗ trợ:

  • Tỷ lệ hỗ trợ KCHKM: Một số địa phương việc huy động đóng góp kinh phí để KCHKM gặp khó khăn do tỷ lệ hỗ trợ của tỉnh thấp (Hà Tĩnh, Thái Bình) chủ yếu do lợi nhuận từ SXNN không đáng kể so với số tiền phải đóng góp để KCHKM.
  • Một số tuyến kênh nội đồng xây dựng mới có diện tích chiếm đất lớn nếu không có chi phí hỗ trợ giải pháp mặt bằng rất khó thực hiện được đầu tư do không có đồng thuận của người dân;
  1. Khó khăn, bất cập về thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trạm bơm điện:

Về nội dung chính sách hỗ trợ: Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ tối đa 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng dẫn tới cách hiểu ở địa phương khác nhau, nhiều địa phương cho rằng tỷ lệ hỗ trợ này là thấp, khó thực hiện.

  1. Khó khăn, bất cập về thực hiện chính sách hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:

Về đối tượng và phạm vi áp dụng: Điều 2, 3 của Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định áp dụng đối với tổ chức TLCS, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước lại chưa bao gồm các tổ chức khác như HTX sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, sản xuất rau an toàn…

Tuy nhiên, thực tế, xây dựng các công trình tưới TKN phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, vị trí khu tưới của từng hộ dân. Ở vùng MNPB, Tây Nguyên, Đông Nam bộ do điều kiện địa hình vùng đồi núi, các công trình tưới TKN chủ yếu cho quy mô 2-5 ha ở từng hộ gia đình. Ở các khu vực này rất khó khăn trong việc thành lập các tổ chức thủy lợi cơ sở do thiếu tính chất liên kết trong đầu tư và quản lý công trình tưới tiết kiệm nước