Khoá đào tạo này nhằm trang bị các kiến thức về Quản lý thuỷ lợi có sự tham gia của cộng đồng (PIM), Tổ chức hợp tác dùng nước và kỹ năng tập huấn cần thiết cho các cán bộ tư vấn của ba tổ chức Phi chính phủ (NGOs) và cán bộ địa phương thuộc 6 tiểu dự án (Cầu Sơn – Cấm Sơn, Yên Lập, Kẻ Gỗ, Phú Ninh, Đá Bàn và Dầu Tiếng)
KHOÁ TẬP HUẤN CHO CÁC GIẢNG VIÊN (TOT) VỀ PIM
THUỘC HỢP PHẦN ĐÀO TẠO – DỰ ÁN VWRAP
1. Giới thiệu
Chính phủ Việt Nam được Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) tài trợ Dự án VWRAP (Cr.3880-VN), thời gian thực hiện dự án từ ngày 21/12/2004 đến 30/6/2011. Ban quản lý trung ương dự án thuỷ lợi (CPO) đại diện Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm điều phối, giám sát và thực hiện dự án. Dự án có bốn hợp phần chính: (i) Hiện đại hoá tưới, (ii) Quản lý an toàn đập (iii) Phát triển lưu vực sông Thu Bồn; và (iv) Phát triển thể chế và nâng cao năng lực.
Hợp phần 4 tập trung vào phát triển thể chế, nâng cao năng lực và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu. Hợp phần gồm các chương trình đào tạo về PIM được thực hiện ở 3 cấp: Trung ương (chiến lược), tỉnh/Công ty KTCTTL và tổ chức dùng nước. Đến nay, Hội thảo quốc gia về PIM đã được tổ chức tại Hạ Long, tháng 5/2007 và các Hội thảo PIM cấp cơ sở tại 6 tiểu dự án đã được tổ chức vào tháng 4/2007.
Một trong những nội dung quan trọng tiếp theo của chương trình đào tạo về PIM là khoá đào tạo cho các giảng viên (ToT). Theo quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo của dự án VWRAP trong 2 năm 2007-2008 thuộc hợp phần Quản lý dự án và xây dựng năng lực của Dự án Hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam (VWRAP) số 536/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt ngày 1 tháng 3 năm 2007, chương trình ToT sẽ được tổ chức thành 2 lớp cho 2 nhóm đối tượng học viên khác nhau như sau:
- Khoá TOT về PIM cho các NGOs
- Khoá TOT về PIM cho các cán bộ địa phương
Thời gian 5 ngày /khoá.
Địa điểm: Khoá TOT cho các NGOs tổ chức tại Hà Nội (1-5/11/2007) và khoá học TOT cho các cán bộ địa phương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (7-11/2008)
+ Giảng viên: Tư vấn Viện Khoa học Thuỷ lợi. .
+ Số lượng học viên: Khoá TOT về PIM cho các NGOs có 36 người và Khoá TOT về PIM cho các cán bộ địa phương có 50 người
+ Thành phần tham gia:
– Khoá TOT về PIM cho các NGOs chủ yếu gồm các cán bộ các tổ chức NGOs, các chi cục nước và các PMU. Các cán bộ của NGOs
– Khoá TOT về PIM cho các cán bộ địa phương gồm có các cán bộ huyện, trạm/cụm thuỷ nông phụ trách các khu mẫu, cán bộ các xã đại diện vùng hưởng lợi dự án
2. Mục tiêu của khoá học ToT
Khoá đào tạo này nhằm trang bị các kiến thức về PIM, TCDN và kỹ năng về tập huấn cần thiết cho các cán bộ tư vấn của ba tổ chức Phi chính phủ (NGOs)- 3 gói thầu phụ của dự án PIM-JSDF và cán bộ địa phương thuộc 6 tiểu dự án (Cầu Sơn – Cấm Sơn, Yên Lập, Kẻ Gỗ, Phú Ninh, Đá Bàn và Dầu Tiếng) với mục tiêu là những cán bộ này sau khoá đào tạo ToT phải có đủ năng lực và kỹ năng để tham gia giảng dậy/trợ giảng trong các chương trình tập huấn ở cấp Tổ chức dùng nước và tham gia các hoạt động phát triển PIM tại 13 khu mẫu thuộc 6 tiểu dự án.
3. Kết quả đạt được
Khoá TOT cho các NGOs đã được tổ chức tại Hà Nội vào thời gian 1-5/11/2007 và khoá TOT cho các cán bộ địa phương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào thời gian 7-11/2008.
Hai khóa đào tạo đã diễn ra thành công. Giảng viên là những người kinh nghiệm về PIM, có phuơng pháp tập huấn hợp lý, nhiệt tình. Học viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận. Công tác tổ chức lớp học chu đáo.
Nhìn chung các học viên đã tiếp thu được nội dung tập huấn về PIM, có thể trở thành các giảng viên tập huấn về PIM cho người hưởng lợi ở các khu mẫu thuộc 6 tiểu dự án.
Các đại biểu đã đánh giá cao nội dung tập huấn cũng như các hạng mục khác như bố trí hội trường, tài liệu, thiết bị sử dụng cho tập huấn.