Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thể chế Trung tâm tư vấn PIM và hỗ trợ triển khai quản lý khai thác công trình thủy lợi có sự tham gia của người dân ở hai tỉnh Ninh thuận và Sơn La” do Cơ quan phát triển Pháp tài trợ, ngày 30/6/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội thảo “TỔNG KẾT DỰ ÁN” tại khách sạn Sài Gòn Ninh Chữ, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
I. Giới thiệu
Dự án “Tăng cường thể chế Trung tâm tư vấn PIM và hỗ trợ triển khai quản lý khai thác công trình thủy lợi có sự tham gia của người dân ở hai tỉnh Ninh thuận và Sơn la (dự án CPIM-AFD)” do Cơ quan phát triển Pháp AFD tài trợ đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm Tư vấn PIM – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam quản lý, thời gian thực hiện từ năm 2008 đến tháng 6-2011.
Trong khuôn khổ dự án, ngày 30/06/2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo “TỔNG KẾT DỰ ÁN”.
Thời gian : Ngày 30 tháng 06 năm 2011
Địa điểm : Khách sạn Sài Gòn Ninh Chữ, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Thành phần đại biểu:
Đại biểu các cơ quan Trung ương gồm: Lãnh đạo và chuyên viên các Cục, Vụ thuộc Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư; Ngân hàng Thế giới; Lãnh đạo và chuyên viên Viện khoa học Thủy lợi Việt nam; Trung tâm tư vấn PIM
Đại biểu các địa phương gồm:
Tỉnh Ninh Thuận: Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; Lãnh đạo và chuyên viên các sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư; BQL CSHT, Chi cục Thủy lợi; Đại diện chính quyền, các tổ chức và người dân vùng hưởng lợi Dự án tỉnh Ninh Thuận;
Tỉnh Sơn La: Lãnh đạo và chuyên viên Sở Nông nghiệp &PTNT, Chi cục Thủy lợi; Công ty KTCTTL; BQL Dự án thủy lợi.
Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện một số đơn vị thuộc tỉnh Binh Định, Quảng Trị, Quảng Ninh. Hội thảo cũng được các cơ quan truyền thông truyền hình tỉnh Ninh Thuận, Tạp chí KHCN Thủy lợi tham dự đưa tin bài, hình ảnh về Hội thảo.
Chủ trì Hội thảo:
– Ông Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
– Ông Trần Xuân Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Tham gia điều hành Hội thảo còn có bà Nguyễn Thúy Anh, Cơ quan phát triển Pháp; Bà Nguyễn Thị Tuyết Hòa, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam và ông Đoàn Doãn Tuấn, Giám đốc Trung tâm tư vấn PIM, Giám đốc Dự án CPIM-AFD.
2. Mục đích của hội thảo:
Hội thảo nhằm cùng với các bên liên quan ở địa phương (các cấp chính quyền, các ngành, các địa phương liên quan…) đánh giá lại những kết quả đạt được, tổng kết dự án, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình phát triển và thể chế hóa quản lý tưới có sự tham gia (PIM) thông qua cách tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan và phương pháp cùng học cùng làm.
3. Nội dung Hội thảo:
Trong 2 buổi hội thảo tại hội trường, với một chương trình làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Ninh Thuận, Đại diện cơ quan phát triển Pháp, và các báo cáo của Đội tư vấn thực hiện Dự án, đơn vị quản lý Dự án (Trung tâm tư vấn PIM; Viện KHTL Việt nam).
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã tham gia thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực đối với từng nội dung của các báo cáo. Các vấn đề trao đổi thảo luận tập trung vào nội dung chủ yếu của Dự án trình bày tại hội thảo tổng kết gồm:
– Mục tiêu, phương pháp và kết quả tổng quan của Dự án
– Tổng quan về phương pháp tiếp cận và kết quả đạt được
– Quy trình phát triển và thể chế hóa PIM ở các vùng thí điểm
– Các khuyến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Tư vấn PIM nhằm tăng cường khung pháp lý và phát triển PIM và đối với các tỉnh Ninh Thuận và Sơn La.
– Ninh Thuận với lộ trình phát triển PIM
– Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về thành lập, hoạt động của nhóm PAG (nhóm hành động địa phương)
– Báo cáo tham luận về quá trình thành lập và bước đầu hoạt động
– Báo cáo về kinh nghiệm trong công tác xây dựng mô hình TCDN tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hội nghị cũng được nghe nhiều báo cáo tham luận của đại diện các cơ quan, tổ chức, người hưởng lợi thuộc các tỉnh:
– Báo cáo tham luận về tình hình thực hiện phát triển PIM, kết quả, thuận lợi và khó khăn tại Sơn La
– Báo cáo vai trò của công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi trong phát triển TCDN trong phát triển tổ chức dùng nước tại Yên Lập Quảng Ninh
– Báo cáo phát triển liên hiệp hội dùng nước tuyến kênh tại xã Triệu Sơn và Triệu Trung, Triệu Phong, Quảng Trị.
– Báo cáo thể chế và tổ chức quản lý khai thác CTTL cấp cơ sở huyện Phù Mỹ, Bình Định
Nội dung báo cáo tham luận được các đại biểu rất quan tâm và tích cực đặt câu hỏi trao đổi, làm rõ thêm để tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm đã tạo nên bầu không khí hết sức cởi mở cho Hội thảo.
4. Kết quả Hội thảo:
Sau một ngày làm việc tích cực và hiệu quả, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, GS.TS Đào Xuân Học và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Xuân Hòa đã tổng kết, bế mạc Hội thảo với kết quả chủ yếu sau:
1) Hội nghị đánh giá cao kết quả đạt được của Dự án CPIM-AFD. Dự án đã thành công bước đầu và góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về PIM nói chung, xây dựng được các mô hình quản lý tưới có sự tham gia tại hai tỉnh Sơn La và Ninh Thuận phát huy hiệu quả, làm cơ sở để nhân rộng mô hình.
Dự án cũng góp phần nâng cao năng lực và thể chế cho Trung tâm tư vấn PIM (đơn vị duy nhất thuộc Bộ Nn&PTNT có chức năng đầy đủ về PIM) để giúp Bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ tiếp theo trong lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia, triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển PIM. Trung tâm tư vấn PIM phải tăng cường phối hợp với Bộ để đề xuất, soạn thảo mới, cũng như nghiên cứu sửa đổi thông tư, văn bản chính sách liên quan đã ban hành (thông tư 75, thông tư 65…).
2) Cần đưa PIM vào kế hoạch phát triển hàng năm của các tỉnh. Nguồn vốn thực hiện PIM theo kế hoạch hàng nămg được xác dịnh từ nguồn thủy lợi phí theo NĐ 115/2008-CP, nguồn thu thủy lợi phí nội đồng, nguồn kinh phí xây dựng cơ bản trên cơ sở thể chế hóa đưa PIM thành một hạng mục của dự án xây dựng cơ bản và nguồn các nhà tài trợ. Trước mứat giao công ty IMC quản lý nguồn kinh phí PIM để phân bổ cho các công trình, dự án phân cấp cũng như các công trình tỉnh đã ủy quyền cho công ty quản lý. Công ty IMC có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tài chính
3) Quản lý công trình thủy lợi: IMC quản lý các công trình đã phân cấp giao cho công ty, quản lý về chuyên môn đối với công trình đã phân cấp cho địa phương, soạn thảo văn bản phân cấp dần tiến tới xã hội hóa quản lý khai thác công trinhg thủy lợi
4) Bộ NN&PTNT, bộ Tài chính ban hành văn bản thể chế bằng thông tư liên tịch hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động PIM cho địa phương. UBND tỉnh sẽ thể chế văn bản phân cấp, ủy quền. Giao sở NN&PTNT quản lý công trình thuộc tỉnh và IMC. Giao địa phương(huyện) phân cấp cho cấp xã cùng các xã và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi hướng dẫn các cơ sở triển khai hoạt động PIM
5) Hội nghị khẳng định PIM là mô hình hiệu quả. Các tổ chức HTDN thu rất ít cho hoạt động nội đồng. Làm thế nào thực hiện tốt việc này? Cần đẩy mạnh phát triển PIM và phân cấp quản lý công trình thủy lợi. Trung tâm PIM, vụ QLCT, tổng cục thủy lợi có trách nhiệm đẩy mạnh phát triển PIM và phân cấp chuyển giao quản lý công trình thủy lợi. Trước mắt đúc kết quá trình triển khai thực hiện dự án, ban hành qui trình phát triển PIM (khung cơ bản) để các địa phương áp dụng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình, sửa thông tư 75, ra thêm một số thông tư, quyết định đi vào cuộc sống để các tỉnh triển khai. Các sở chuyên ngành ra QĐ cống đầu kênh, tổ chức đôn đốc các IMC lên phương án phân cấp (cụ thể cấp kênh nào? Cho ai? Kinh phí bao nhiêu?).
6) Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực về phương pháp, cách tiếp cận cũng như các kiến nghị về tăng cường khung pháp lý và định hướng phát triển PIM, chia sẻ bài học kinh nghiệm… Đội tư vấn, đơn vị quản lý Dự án cần tiếp thu hoàn thiện các sản phẩm Dự án, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT làm cơ sở hoạch định chính sách, đầu tư phát triển PIM trên diện rộng, góp phần triển khai có hiệu quả chính sách phân cấp quản lý công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả hệ thống.
Thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Đào Xuân Học gửi lời cảm ơn tới cơ quan Phát triển Pháp đã tài trợ Dự án này cũng như nhiều Dự án khác trong lĩnh vưc Nông nghiệp và hy vọng tiếp tục nhận được sự tài trợ, hợp tác nhiều hơn trong tương lai. Thứ trưởng cũng gửi lời cám ơn tới các cơ quan đơn vị, các địa phương tham gia dự án, đặc biệt là tỉnh Ninh Thuận và Sơn la đã phối hợp, đóng góp vào thành công của Dự án./.
Đặng Minh Tuyến
5. Dưới đây là chùm ảnh về hội thảo