Tác giả: PGS.TS Trần Chí Trung, ThS, Nguyễn Văn Kiên,
Nguyễn Thiện Hưng-Trung tâm PIM
- Tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao của các tỉnh giai đoạn 2018-2020
Từ thực tiễn xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020. Mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 là: Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Theo đó, UBND cấp tỉnh ban hành tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể, để các địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện, xét, công nhận, công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, nhiều địa phương lúng túng, chưa xác định được nội dung chỉ đạo tiếp theo để các xã, huyện tiếp tục thực hiện xây dựng NTM. Một số địa phương tỏ ra lơ là, thỏa mãn với những kết quả đạt được. Trên thực tế, những kết quả đạt được trong xây dựng NTM ở các xã đã đạt chuẩn mới chỉ là bước khởi đầu, trong khi việc duy trì, giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM lên tầm cao hơn là yếu tố quan trọng để xây dựng NTM trở thành quá trình liên tục, thường xuyên, hướng đến mục tiêu là xây dựng NTM bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn.
Theo Hướng dẫn 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ NN&PTNT) quy định nhóm chung 1 tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế xã hội” và giao quyền cho UBND cấp tỉnh quy định cụ thể, nên tiêu chí Thủy lợi được quy định trong việc xét công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Đến nay có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao cho giai đoạn 2018-2020. Tổng hợp các tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao của 42 tỉnh được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao của các tỉnh giai đoạn 2018-2020
TT | Chỉ tiêu | Quy định các chỉ tiêu | Ghi chú |
1 | Tỷ lệ diện tích được tưới chủ động (%) | 80-100 | 39/32 tỉnh đưa vào chỉ tiếu tỷ lệ diện tích được tưới chủ động:
– Vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo tỷ lệ diện tích tưới và tiêu 100% (Bắc Giang, Phú Thọ) – Tỷ lệ diện tích sản xuất đất nông nghiệp có trạm bơm điện hiện đại hóa theo mô hình của tỉnh, sẵn sàng phục vụ bơm tưới, tiêu chủ động đảm bảo cho các vụ sản xuất trong năm (Hậu Giang) – Diện tích tưới tiêu chủ động trong tiêu chíNTM nâng cao là không được nhỏ hơn năm trước liền kề (Thanh Hóa và Nam Định) |
2 | Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương (%) | 50-100 | – Tỷ lệ cống, đập trạm bơm được kiên cố hóa trên 70% (Đồng Tháp)
– Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương 100% (Đồng Nai) |
3 | Tỷ lệ diện tích tưới TKN (%) | 20-45 | Có 3 tỉnh quy định chỉ tiêu tưới TKN:
– Tỷ lệ diện tích tưới TKN 20% (Bình Thuận) – Tỷ lệ diện tích tưới TKN 45% (Đồng Nai) – Tỷ lệ vườn hộ có diện tích từ 500m2 ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên 30% (Hà Tĩnh) |
4 | Khác
– Có 1 mô hình áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Nghệ An) – Có quy chế quản lý, sử dụng, kế hoạch du tu bảo trì, nâng cấp bảo đảm sử dụng hiệu quả các công trình đã được đầu tư (Hà Nội) – Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động trên 90% (Thái Bình) – Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng đường giao thông, không để xảy ra tình trạng xuống cấp (Đắclắc)_ |
Kết quả tổng hợp tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao của các tỉnh giai đoạn 2018-2020 của 42 tỉnh cho thấy, tiêu chí thủy lợi nâng cao gồm 4 chỉ tiêu chủ yếu là: (i) Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động, (ii) Kiên cố hóa kênh mương, (iii) Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, (iv) chỉ tiếu khác như bảo dưỡng, vệ sinh kênh mương, có kế hoạch, bố trí kinh phí và thực hiện bảo trì bảo dưỡng và vận hành hệ thống kênh mương.
- Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động: Hầu hết các tỉnh quy định chỉ tiêu tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động cao, tử 85-100%. Có 15 tỉnh quy định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ đông trên 90%., 6 tỉnh quy định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ đông trên 95%. Đặc biệt là có 7 tình quy định diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ trộng là 100% là các tỉnh Cao Bằng, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương. Tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ xác định chỉ tiêu tỷ lệ diện tích tưới và tiêu 100% đối với vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung. Đây đều là các tỉnh rất thuận lợi về nguồn nước và đã có các tổ chức thủy lợi cơ sở để thường xuyên duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi do đó các công trình thủy lợi hoạt động rất hiệu quả do đó yêu cầu tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động tại các tỉnh này là rất lớn. Một số tỉnh quy định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động trên 80% gống quy định về tiêu chí thủy lợi đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới như Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ. Trong khi đó có 3 tỉnh không đề cập đến tỷ lệ diện tích đất nông nghiêp là các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hòa, Nam Định. Đây đều là các tỉnh đã có tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động đạt rất lớn, do đó trong tiêu chí nông thôn mới nâng cao các tỉnh này không có quy định về tỷ lệ diên tích tưới tiêu chủ động nữa.
- Một số tỉnh đưa ra các tiêu chí khác như tỉnh Thanh Hóa và Nam Định quy định diện tích tưới tiêu chủ động trong tiêu chí NTM nâng cao là không được nhỏ hơn năm trước liền kề, tỉnh Hậu Giang quy định tỷ lệ diện tích sản xuất đất nông nghiệp có trạm bơm điện hiện đại hóa theo mô hình của tỉnh, sẵn sàng phục vụ bơm tưới, tiêu chủ động đảm bảo cho các vụ sản xuất trong năm, hay tỉnh Đồng Nai quy định tỷ lệ diện tích đất được tưới để sản xuất nông nghiệp vào mùa khô từ các nguồn (trừ trường hợp thiếu nguồn nước, kể cả nước ngầm).
- ii) Kiên cố hóa kênh mương: Có 6 tỉnh quy định về tỷ lệ kênh mương trên địa bàn xã được kiên cố hóa từ 50-100%, trong đó một số tỉnh yêu cầu tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương cao như tỉnh Lào Cai trên 90%, tỉnh Bình Thuận trên 80%, Đăk Nông trên 90% và tỉnh Đồng Nai là 100%. Đây đều là các tỉnh đã thực hiện rất tốt tiêu chí thủy lợi trong giai đoạn 2016-2020 trong đó tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa là rất lớn. Đây là một chỉ tiêu rất khó, tuy nhiên các tỉnh cũng đã đặt ra và cũng đã rất cố gắng để thực hiện tiêu chí này.
iii) Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, TKN: Có 4 tỉnh ban hành chỉ tiêu tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn là tỉnh Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh và Đồng Nai, trong đó tỉnh Nghệ An tính bằng mô hình tưới tiết kiệm nước, tỉnh Hà Tĩnh áp dụng đối với khu sản xuất hàng hóa tập trung, tỉnh Đồng Nai đưa chỉ tiêu tỷ lệ áp dụng tưới TKN cho trồng cạn tăng dần theo các năm từ 35% năm 2018 đến 45% vào năm 2019.
- iv) Các chỉ tiêu khác:
- Tỉnh Nam Định đưa ra chỉ tiêu về vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi, sông, kênh mương thông thoáng, không rác, phương án quản lý khai thác, kế hoạch và bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình,
- Tỉnh Nghệ An đưa ra chỉ tiêu về vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi, bao gồm phương án quản lý khai thác, kế hoạch và bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình.
Kết quả tổng hợp tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao của các tỉnh giai đoạn 2018-2020 của 42 tỉnh cho thấy có nhiều chỉ tiêu mỗi tỉnh quy định một kiểu, không có một định mức sàn cho từng vùng, khó cho địa phương trong việc xác định mục tiêu đạt được đối với từng ngành theo định hướng của ngành. Như vậy, chuẩn đánh giá mức độ đạt nâng cao ở các địa phương tương đồng cũng sẽ khác nhau, dẫn đến không công bằng.
Theo số liệu thống kê từ các trang thông tin của 35 tỉnh, tính đến tháng 6/2020 số xã đạt nông thôn mới nâng cao cũng đồng nghĩa với đạt tiêu chí thủy lợi nâng cao là 257 xã (chiếm 5%). Tỉnh có nhiều xã đạt nông thôn mới nâng cao là tỉnh Đồng Nai có 43 xã (33,3%), tiếp theo đó là TP. HCM có số xã đạt nông thôn mới nâng cao là 31 xã (55%). Tỉnh Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tỉnh đầu tiên về đích nông thôn mới trên cả nước.
- Định hướng sửa đổi tiêu chí thủy lợi đối với xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025
Xây dựng mới Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí so với mức đạt chuẩn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, để các xã đạt chuẩn NTM (dự kiến đến hết năm 2020, cả nước sẽ có trên 60% số xã đạt chuẩn, đa phần là các xã có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế – xã hội,…) tiếp tục thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao theo hướng phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.
– Cần tiếp tục xây dựng tiêu chí thủy lợi áp dụng cho giai đoạn tới, trước mắt là giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở kế thừa tiêu chí nàng cao giai đoạn 2018-2020 để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp, khắc phục những hạn chế đã được đề cập.
– Cơ sở hạ tầng thủy lợi phải phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Cơ sở hạ tầng thủy lợi giai đoạn tới phải đảm bảo đáp ứng đa mục tiêu, đảm bảo an ninh nguồn nước, đa dạng, phù hợp với từng vùng miền.
– Đảm bảo an toàn công trình và chất lượng nước trong công trình thủy lợi;
– Sử dụng nước tiết kiệm, đáp ứng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu.
– Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội đã được đầu tư.
- Đề xuất tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao cho giai đoạn 2021-2025
Bảng 2. Tiêu chí thủy lợi đối với xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025
TT | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
1 | Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động | ≥90% |
2 | Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững | Đạt |
3 | Tỷ lệ diện tích cây trồng cạn chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể |
4 | 100% số công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng được bảo trì, trong đó ít nhất 50% được nâng cấp | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể |
5 | Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi | Đạt |